Giá trị tương lai của tiền (Future Value – FV) là gì? Cách xác định
Giá trị tương lai của tiền (tiếng Anh: Future Value of Money, viết tắt: FV) là giá trị tương lai của một khoản tiền hoặc dòng tiền ở thời điểm hiện tại.
Định nghĩa
Giá trị tương lai của tiền (Future Value – FV)
Định nghĩa
Giá trị tương lai của tiền trong tiếng Anh là Future Value of Money, viết tắt là FV. Giá trị tương lai của tiền được hiểu là giá trị tương tai của một khoản tiền hoặc dòng tiền ở thời điểm hiện tại.
Các thuật ngữ liên quan
Giá trị tương lai của một khoản tiền là giá trị có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai bao gồm số vốn gốc và toàn bộ số tiền lãi tính đến thời điểm đó.
Giá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng tổng giá trị tương lai của tất cả các khoản tiền trong dòng tiền tệ đó.
Cách xác định
Giá trị tương lai của một khoản tiền
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tiền là phương pháp tính lãi.
Trường hợp 1: Tính theo lãi đơn
Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được xác định theo công thức:
Trường hợp 2: Tính theo lãi kép
Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá trị kép được xác định theo công thức:
Ví dụ
Một người gửi tiền tiết kiệm 100 triệu đồng theo kì hạn gửi là 1 năm, với lãi suất 10%/năm. Sau 5 năm người đó mới rút tiền gốc và lãi. Hỏi sau 5 năm người đó nhận được số tiền là bao nhiêu?
Lời giải:
Số tiền ở cuối năm thứ năm người đó có thể nhận được là:
FV5 = 100 x (1 + 10%)5 = 161,1 (triệu đồng)
Giá trị tương lai của dòng tiền
Trường hợp 1: Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kì
a) Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kì không bằng nhau:
b) Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kì bằng nhau
Khi các khoản tiền phát sinh ở cuối các thời điểm bằng nhau CF1 = CF2 = … CFn = A thì giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kì được xác định như sau:
Trường hợp 2: Giá trị tương lai của dòng tiền đầu kì
a) Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kì không bằng nhau
b) Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kì bằng nhau (CF1 = CF2 = … CFn = A)
Ví dụ
Một doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán một khoản tiền 101.304.000 đồng vào thời điểm sau 5 năm. Doanh nghiệp muốn lập quĩ trả nợ bằng cách hàng năm gửi đều đặn số tiền vào ngân hàng với lãi suất tiền gửi 8%/năm (theo phương pháp tính lãi kép). Vậy doanh nghiệp phải gửi vào ngân hàng mỗi năm bao nhiêu tiền để cuối năm thứ 5 có đủ tiền trả nợ?
Lời giải
Giả sử số tiền gửi đều đặn hàng năm bằng A, trong 5 năm (bắt đầu từ thời điểm ngày hôm nay).
Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây