Giao dịch trong đường ống (Range-Bound Trading) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Giao dịch trong đường ống (tiếng Anh: Range-bound trading) là một chiến lược giao dịch thực hiện tìm kiếm để xác định và tận dụng những kênh giá. Giao dịch trong đường ống Khái niệm Giao dịch trong đường ống, tiếng Anh gọi là range-bound trading. Giao dịch trong đường ống là một chiến lược giao dịch thực hiện tìm kiếm để xác định và tận dụng những kênh giá. Sau khi tìm được những mốc kháng cự và hỗ trợ mạnh và nối chúng lại với nhau bằng đường xu hướng, người giao dịch có thể thực hiện mua vào khi giá cổ phiếu chạm khu vực hỗ trợ ở đường xu hướng dưới (đáy của kênh giá) hoặc bán ra khi giá cổ phiếu đến gần khu vực kháng cự ở đường xu hướng trên (đỉnh của kênh giá). Hiểu rõ hơn về giao dịch trong đường ống Chiến lược giao dịch trong đường ống thực hiện nối những đỉnh và đáy lại với nhau bằng các đường xu...
Định nghĩa
Giao dịch trong đường ống
Khái niệm
Giao dịch trong đường ống, tiếng Anh gọi là range-bound trading.
Giao dịch trong đường ống là một chiến lược giao dịch thực hiện tìm kiếm để xác định và tận dụng những kênh giá.
Sau khi tìm được những mốc kháng cự và hỗ trợ mạnh và nối chúng lại với nhau bằng đường xu hướng, người giao dịch có thể thực hiện mua vào khi giá cổ phiếu chạm khu vực hỗ trợ ở đường xu hướng dưới (đáy của kênh giá) hoặc bán ra khi giá cổ phiếu đến gần khu vực kháng cự ở đường xu hướng trên (đỉnh của kênh giá).
Hiểu rõ hơn về giao dịch trong đường ống
Chiến lược giao dịch trong đường ống thực hiện nối những đỉnh và đáy lại với nhau bằng các đường xu hướng để xác định rõ khu vực hỗ trợ và kháng cự. Sự hiệu quả cũng như độ tin cậy của những đường xu hướng trong vai trò hỗ trợ và kháng cự này sẽ tùy thuộc vào số lần mà giá đã chạm vào nó.
Ví dụ, nếu giá cổ phiếu từng bị dội lại khỏi đường xu hướng kháng cự bốn hay năm lần thì đường xu hướng ấy được coi là đáng tin cậy hơn khi giá chỉ mới dội lại khỏi đó một hay hai lần.
Vùng giao dịch sẽ xuất hiện khi giá của cổ phiếu được giao dịch giữa hai mức giá cao và thấp nhất định trong một thời gian. Khu vực trên của vùng giao dịch được coi là kháng cự còn khu vực dưới của vùng giao dịch được coi là hỗ trợ.
Người giao dịch kiếm lời từ chiến lược giao dịch trong đường ống bằng cách liên tục mua vào ở khu vực hỗ trợ và bán ra ở khu vực kháng cự cho đến khi giá phá ra khỏi vùng giao dịch. Nguyên nhân là vì khả năng giá bị dội lại từ những khu vực này sẽ cao hơn là phá ra khỏi nó, nên tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là phù hợp, tuy vậy việc đề phòng những pha breakout hay breakdown tiềm tàng cũng rất quan trọng.
Hầu hết người giao dịch sẽ đặt mức dừng lỗ ở trên hay dưới đường xu hướng một chút để hạn chế rủi ro thua lỗ nặng từ những đợt breakout hay breakdown với khối lượng giao dịch lớn.
Ví dụ, nếu cổ phiếu có đường xu hướng hỗ trợ bên dưới ở mức giá 10$ và đường xu hướng kháng cự phía trên là 15$ thì người giao dịch có thể thực hiện mua vào ở mức giá 11$ sau khi nó bị dội lại từ khu vực hỗ trợ và đồng thời đặt mức dừng lỗ ở 9$. Việc này sẽ bảo vệ người giao dịch khỏi khả năng giá phá xuống khỏi đường hỗ trợ.
Nhiều người giao dịch sử dụng những dạng phân tích kĩ thuật khác kèm theo kênh giá để tăng khả năng thành công. Ví dụ, người giao dịch có thể quan sát khối lượng giao dịch khi giá dội lại từ khu vực hỗ trợ để ước tính khả năng xảy ra breakdown hay breakout. Chỉ số sức mạnh tương quan RSI cũng là một chỉ báo sức mạnh xu hướng hữu dụng trong kênh giá.
Nguồn: Thiên Cơ – Theo Dòng vốn từ kinh doanh
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây
Có thể bạn quan tâm