fbpx

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Invested Capital – ROIC) là gì?

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (tiếng Anh: Return on Invested Capital) là một giá trị bằng số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc phân bổ vốn dưới sự kiểm soát của công ty đó cho các khoản đầu tư sinh lời.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (tiếng Anh: Return on Invested Capital) – ROIC là một giá trị bằng số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc phân bổ vốn dưới sự kiểm soát của công ty đó cho các khoản đầu tư sinh lời.

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư

Khái niệm

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư trong tiếng Anh là Return on Invested Capital – ROIC.

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư cho biết một công ty sử dụng tiền của mình để tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào. Bằng việc so sánh lợi tức đầu tư của một công ty với chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) cho thấy liệu vốn đầu tư có được sử dụng hiệu quả hay không. Biện pháp này còn được gọi đơn giản là “tỉ lệ hoàn vốn” (Return con capital).

Công thức tính ROIC

Công thức tính ROIC là:

ROIC = (Thu nhập ròng – cổ tức) / (nợ + vốn chủ sở hữu)

Công thức ROIC được tính bằng cách đánh giá giá trị mẫu số, tổng vốn là tổng của nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. 

Có một số cách để tính giá trị ROIC. Một là trừ đi tiền mặt và các khoản nợ không chịu lãi (NIBCL) – bao gồm các khoản nợ thuế và các khoản phải trả miễn là chúng không phải chịu lãi hoặc phí – từ tổng tài sản.

Một cách khác để viết công thức tính ROIC là:

ROIC = NOPAT/ Vốn đầu tư

Trong đó:

Vốn đầu tư là số vốn mà công ty/doanh nghiệp đã sử dụng

NOPAT là lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế

Một phương pháp tính vốn đầu tư là cộng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của công ty vào giá trị sổ sách của các khoản nợ, sau đó trừ đi các tài sản không hoạt động, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, chứng khoán thị trường và tài sản của các hoạt động đã ngừng trong công ty.

Cách khác để tính vốn đầu tư là xác định vốn lưu động từ việc trừ các khoản nợ ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn. Sau đó, trừ tiền mặt khỏi giá trị vốn lưu động bạn vừa tính có được vốn lưu động không dùng tiền mặt. Cuối cùng, vốn lưu động không dùng tiền mặt được thêm vào tài sản cố định của công ty, còn được gọi là tài sản dài hạn hoặc dài hạn.

Giá trị ROIC cao hơn chi phí vốn cho biết công ty đó mạnh và đang phát triển, trong khi ROIC thấp hơn chi phí vốn cho thấy một mô hình kinh doanh không bền vững.

Yêu cầu của ROIC

ROIC luôn được tính theo tỉ lệ phần trăm và thường được biểu thị dưới dạng giá trị 12 tháng. ROIC nên được so sánh với chi phí vốn của một công ty để xác định xem công ty có tạo ra giá trị hay không.

Nếu ROIC lớn hơn chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) của một công ty, thì công ty này tạo ra giá trị và sẽ được giao dịch ở mức cao. Tiêu chuẩn cho việc xác định một công ty có tạo ra giá trị hay không là lợi nhuận vượt quá 2% chi phí vốn của công ty đó.

Nếu ROIC của công ty dưới 2%, cho thấy công ty này không có vốn dư để đầu tư vào tăng trưởng trong tương lai.

Hạn chế của ROIC

Một nhược điểm của công cụ này là nó không cho biết gì về phân khúc mà công ty đang tạo ra giá trị. Nếu tính toán dựa trên thu nhập ròng (trừ đi cổ tức) thay vì NOPAT, kết quả có thể còn mập mờ hơn, vì có thể lợi nhuận xuất phát từ một sự kiện duy nhất theo tính chất ngành mà không phải định kì. ROIC cũng cung cấp nền tảng cần thiết cho các công cụ khác như tỉ lệ P/E

Nguồn: Investopedia

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây