Lợi nhuận trên tài sản ròng (Return on Net Assets – RONA) là gì? Công thức tính
Lợi nhuận trên tài sản ròng (tiếng Anh: Return on Net Assets - RONA) là phép đo về hiệu quả tài chính được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản cố định và vốn lưu động ròng.
Định nghĩa
Lợi nhuận trên tài sản ròng (tiếng Anh: Return on Net Assets – RONA) là phép đo về hiệu quả tài chính được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản cố định và vốn lưu động ròng.
Lợi nhuận trên tài sản ròng
Khái niệm
Lợi nhuận trên tài sản ròng trong tiếng Anh là Return on Net Assets (RONA).
Lợi nhuận trên tài sản ròng là phép đo về hiệu quả tài chính được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản cố định và vốn lưu động ròng. Lợi nhuận ròng còn được gọi là thu nhập ròng.
Tỉ lệ RONA cho biết một công ty và ban quản lí của công ty đó đang sử dụng hiệu quả các tài sản hay không. Kết quả có tỉ lệ cao sẽ cho thấy rằng ban lãnh đạo đang thu được nhiều tiền hơn với mỗi đồng được đầu tư vào tài sản. RONA cũng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một công ty so với các công ty khác trong ngành.
Công thức tính Lợi nhuận trên tài sản ròng
Trong đó:
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Cách tính toán Lợi nhuận trên tài sản ròng
Ba thành phần của RONA là thu nhập ròng, tài sản cố định và vốn lưu động ròng.
– Thu nhập ròng được tìm thấy trong báo cáo thu nhập và được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc bán các sản phẩm, chi phí hoạt động, chi phí lãi tài chính và tất cả các chi phí khác.
– Tài sản cố định là tài sản hữu hình được sử dụng trong sản xuất, như bất động sản hoặc máy móc và không bao gồm lợi thế thương mại hay các tài sản vô hình khác được mang lên bảng cân đối kế toán.
– Vốn lưu động ròng được tính bằng cách trừ các khoản nợ hiện tại của công ty khỏi tổng tài sản hiện tại của công ty. Điều quan trọng cần lưu ý là nợ dài hạn không phải là một phần của vốn lưu động và nó không được trừ vào mẫu số khi tính toán vốn lưu động cho việc hoàn vốn dựa trên tỉ lệ tài sản ròng.
Đôi khi, các nhà phân tích thực hiện một vài điều chỉnh cho những đầu vào của công thức tính tỉ lệ để làm bình thường hóa kết quả, đặc biệt là khi so sánh với các công ty khác.
Ngoài ra, bất kì sự kiện quan trọng nào dẫn đến tổn thất lớn hoặc thu nhập bất thường thì nên được điều chỉnh ngoài thu nhập ròng, đặc biệt nếu đây là những sự kiện chỉ xảy ra một lần. Các tài sản vô hình như lợi thế thương mại sẽ là một khoản mà đôi khi các nhà phân tích sẽ loại bỏ khỏi phép tính, vì nó thường đơn giản có nguồn gốc từ việc mua lại, thay vì là một tài sản được mua nhằm sử dụng để sản xuất hàng hóa như một thiết bị mới.
Lợi nhuận trên tài sản ròng cho biết điều gì?
Tỉ lệ Lợi nhuận trên tài sản ròng so sánh thu nhập ròng của một công ty với tài sản ròng của công ty đó và giúp các nhà đầu tư xác định xem công ty tạo ra lợi nhuận từ tài sản của mình tốt như thế nào. Thu nhập của một công ty càng cao so với tài sản của công ty thì công ty đó càng triển khai các tài sản của nó một cách hiệu quả. RONA là một số liệu đặc biệt quan trọng đối với các công ty sử dụng nhiều vốn, có những tài sản cố định làm thành phần tài sản chính của mình.
Trong lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều vốn, RONA cũng có thể được tính như sau:
Nếu mục đích của việc thực hiện tính toán là để xây dựng một triển vọng dài hạn hơn về khả năng tạo ra giá trị của công ty thì các chi phí đặc biệt có thể được thêm vào thu nhập ròng.
Ví dụ, nếu một công ty có thu nhập ròng là 10 triệu đô la nhưng phải chịu chi phí đặc biệt là 1 triệu đô la, thì con số thu nhập ròng có thể được điều chỉnh để tăng lên đến 11 triệu đô la. Điều chỉnh này giúp cung cấp một chỉ báo về lợi nhuận của tài sản ròng mà công ty có thể mong đợi vào năm tiếp theo nếu không phải chịu thêm bất kì một chi phí đặc biệt nào.
Ví dụ về cách tính toán Lợi nhuận trên tài sản ròng
Giả sử một công ty có doanh thu 1 tỉ đô la và tổng các chi phí bao gồm thuế mà công ty phải trả là 800 triệu đô la, mang lại cho công ty thu nhập ròng là 200 triệu đô la. Công ty có tài sản ngắn hạn giá trị 400 triệu đô la và các khoản nợ ngắn hạn giá trị 200 triệu đô la sẽ mang lại cho nó giá trị vốn lưu động ròng là 200 triệu đô la.
Hơn nữa, lượng tài sản cố định của công ty sẽ lên tới 800 triệu đô la. Việc thêm tài sản cố định vào vốn lưu động ròng sẽ mang lại lợi nhuận 1 tỉ đô la. Việc chia thu nhập ròng giá trị 200 triệu đô la cho 1 tỷ đô la sẽ tính ra lợi nhuận trên tài sản ròng là 20% cho công ty.
Nguồn: dongvon.doanhnhanvn.vn
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây