fbpx

Lợi suất Roll-down (Roll-down Return) là gì? Ví dụ về lợi suất Roll-down

Lợi suất Roll-down (tiếng Anh: Roll-Down Return) là một hình thức lợi nhuận phát sinh khi giá trị của trái phiếu hội tụ ngang bằng với giá khi đáo hạn.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Lợi suất Roll-down (tiếng Anh: Roll-Down Return) là một hình thức lợi nhuận phát sinh khi giá trị của trái phiếu hội tụ ngang bằng với giá khi đáo hạn.

Lợi suất Roll-down (Roll-Down Return)

Khái niệm

Lợi suất Roll-down trong tiếng Anh là Roll-Down Return, tạm dịch là lợi suất gần đáo hạn.

Lợi suất Roll-down là một hình thức lợi nhuận phát sinh khi giá trị của trái phiếu hội tụ ngang bằng với giá khi đáo hạn. Qui mô lợi suất Roll-down của trái phiếu dài hạn và ngắn hạn có khác biệt rất lớn.

Trái phiếu dài hạn đang giao dịch xa giá khi đáo hạn có lợi suất Roll-down nhỏ hơn so với trái phiếu ngắn hạn hơn.      

Đặc điểm

Nhà đầu tư trái phiếu có thể tính lợi tức trái phiếu theo nhiều cách. Cách phổ biến nhất là lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu hay tỉ suất lợi nhuận kiếm được từ đầu tư nếu trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn. 

Ngoài ra cũng có thể tính lợi suất đầu tư bằng cách sử dụng lợi suất hiện hành, là thước đo thanh toán lãi dựa trên lãi suất trái phiếu tại thời điểm trái phiếu được mua. 

Một phương pháp khác để xem xét thu nhập của trái phiếu là lợi suất Roll-down.     

Lợi suất Roll-down phụ thuộc vào hình dạng của đường cong lợi suất biểu diễn mức lợi suất cho các kì hạn khác nhau của trái phiếu, từ một tháng đến 30 năm. 

Giả sử đường cong lợi suất là bình thường có độ dốc hướng lên phía bên phải, thì tỉ lệ kiếm được của trái phiếu dài hạn sẽ cao hơn từ trái phiếu ngắn hạn.   

Lợi suất gần đáo hạn (Roll-Down Return) là gì? Ví dụ về Lợi suất gần đáo hạn - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Joolgroup.com

Lợi suất Roll-down về cơ bản là một chiến lược ở đó các nhà đầu tư bán một trái phiếu khi nó sắp đáo hạn. Khi thời gian trôi qua, lợi suất trái phiếu giảm và giá của nó tăng lên. 

Các nhà đầu tư trái phiếu nhận thấy rủi ro sẽ cao hơn khi cho vay trong một khoảng thời gian dài hơn, do đó, họ đòi hỏi lãi suất cao hơn như một khoản bù đắp cho việc đầu tư vào chứng khoán nợ dài hạn. 

Lãi suất cao hơn ban đầu của trái phiếu dài hạn sẽ giảm dần khi càng tiến gần thời gian đáo hạn. Nói chung, trái phiếu càng gần đến ngày đáo hạn thì lãi suất càng thấp và tiến dần về 0. 

Do mối quan hệ nghịch biến giữa lợi suất và giá trái phiếu, khi lãi suất giảm theo thời gian giá trái phiếu sẽ tăng.   

Ví dụ về lợi suất Roll-down (Roll-Down Return)

Giả sử lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm là 2,46% và lợi suất trái phiếu kho bạc 7 năm là 2,28%. Sau ba năm, trái phiếu 10 năm trở thành trái phiếu 7 năm. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu 10 năm và trái phiếu 7 năm là 2,46% – 2,28% = 0,18%. 

Trái phiếu 7 năm có thể tăng lên 0,18% trong vòng ba năm đến khi vượt qua lợi suất đáo hạn của nhà đầu tư bằng 2,46%. 

Giả sử lãi suất không đổi, lợi suất Roll-down dương có nghĩa là giá của trái phiếu sẽ tăng lên theo thời gian. 

Lợi suất Roll-down là mức lãi suất có thể tăng lên trong một khoảng thời gian xác định trước khi lợi suất hiện tại vượt quá lợi suất đáo hạn (YTM). 

Nếu nhà đầu tư bán trái phiếu, người này sẽ nhận lại nhiều hơn số tiền đã trả để mua trái phiếu ngoài các khoản thanh toán lãi đã nhận được. Nói cách khác, nhà đầu tư kiếm tiền bằng cách chạy dọc theo đường cong lợi suất (rolling down).   

Lợi suất Roll-down dịch chuyển theo hai chiều của giá trái phiếu. 

Hướng nào sẽ phụ thuộc vào việc giá trái phiếu đang được giao dịch ở mức phần bù hay chiết khấu.

– Nếu trái phiếu được giao dịch ở mức chiết khấu, lợi suất Roll-down sẽ dương hay có nghĩa là lợi suất Roll-down sẽ kéo giá trái phiếu lên ngang bằng giá đáo hạn. 

– Ngược lại nếu trái phiếu đang giao dịch với giá phần bù thì lợi suất Roll-down sẽ âm và kéo giá của trái phiếu xuống ngang bằng giá đáo hạn.   

Nguồn: Investopedia – vietnambiz (link)

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây