fbpx

Lý thuyết chỉ số tin cậy trong chứng khoán là gì?

Lý thuyết chỉ số tin cậy thường được các nhà phân tích kĩ thuật tuân theo để giải thích các xu hướng biến động của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Lý thuyết chỉ số tin cậy thường được các nhà phân tích kĩ thuật tuân theo để giải thích các xu hướng biến động của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Lý thuyết chỉ số tin cậy

Khái niệm

Lý thuyết chỉ số tin cậy là một trong những cơ sở lí thuyết để phân tích kĩ thuật trong chứng khoán. 

Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuống của thị trường chứng khoán và khuynh hướng lên xuống giá của một loại chứng khoán nhất định để xem xét thời điểm thích hợp cho việc mua bán chứng khoán.

Lý thuyết này sử dụng chỉ số tin cậy Barron (Barron’s Confidence Index).

Lý thuyết chỉ số tin cậy trong chứng khoán là gì?

Chỉ số tin cậy Barron là tỷ lệ so sánh về lợi suất giữa các trái phiếu thứ hạng cao và các trái phiếu thứ hạng thấp. 

Nếu chỉ số tin cậy tăng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận rủi ro và đầu tư vào những trái phiếu có thứ hạng định mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có lợi suất cao hơn. Giá cả trái phiếu thứ hạng thấp sẽ tăng lên khi có nhiều người mua. 

Kết quả là lợi suất của trái phiếu này sẽ giảm. Điều này làm thu hẹp sự chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu có thứ hạng cao và trái phiếu có thứ hạng thấp.

Giả định của lý thuyết

Các giả định của lý thuyết chỉ số tin cậy hỗ trợ cho các nhà phân tích kĩ thuật trong dự đoán xu thế biến động của thị trường như sau:

– Thị giá của bất cứ hàng hoá hay dịch vụ nào đều hoàn toàn được xác định bởi mối quan hệ cung cầu.

– Cung và cầu được quyết định bởi một số nhân tố, cả logic và phi logic. Những nhân tố này ngoài các biến số kinh tế trong phân tích cơ bản còn bao hàm các yếu tố khác như tâm lý và dự đoán của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán sẽ phản ánh các nhân tố này một cách đầu đủ và liên tục.

– Ngoại trừ một số dao động nhỏ trong ngắn hạn, giá cả các chứng khoán và thị trường nói chung đều có sự biến động theo các xu thế, các xu thế này diễn ra trong các khoảng thời gian nhất định.

– Các nguyên nhân gây ra các xu thế trội trong giao dịch chứng khoán sẽ được phát hiện nhờ vào phản ứng của thị trường.

Tuy nhiên, các giả định trên đang đặt ra nhiều vấn đề bàn cãi, các nhà phân tích cơ bản và những nhà đầu tư theo trường phái lý thuyết thị trường hiệu quả không đồng ý với các giả định trên.

Nguồn: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính, 2018

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây