Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory – MPT) là gì?
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện (tiếng Anh: Modern Portfolio Theory, viết tắt: MPT) là một lí thuyết cho phép các nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể tối ưu hóa danh mục đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận kì vọng.
Định nghĩa
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
Khái niệm
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong tiếng Anh là Modern Portfolio Theory, viết tắt là MPT.
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT) là một lí thuyết cho phép các nhà đầu tư không thích rủi ro có thể xây dựng danh mục đầu tư một cách tối ưu hóa hay tối đa hóa lợi nhuận kì vọng trên một mức độ rủi ro thị trường nhất định, với rủi ro là một phần cần đánh đổi để có lợi nhuận cao hơn.
Theo lí thuyết, có thể xây dựng một “đường biên hiệu quả” cho danh mục đầu tư tối ưu để mang lại lợi nhuận kì vọng tối đa có thể cho một mức độ rủi ro nhất định. Lí thuyết này đã được Harry Markowitz giới thiệu trong bài báo “Lựa chọn danh mục đầu tư”, được xuất bản năm 1952 bởi tạp chí Journal of Finance. Sau đó, ông đã được trao giải thưởng Nobel cho việc phát triển lí thuyết MPT.
Hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại lập luận rằng các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của một khoản đầu tư không nên được xem xét một cách riêng lẻ, mà nên được đánh giá bằng cách đặt câu hỏi việc đầu tư ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư tổng thể như thế nào.
MPT cho thấy rằng một nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho một mức độ rủi ro nhất định. Tương tự như vậy, với mức lợi nhuận mong muốn mong muốn, một nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục đầu tư với rủi ro thấp nhất có thể. Dựa trên các biện pháp thống kê như phương sai và hê số tương quan, lợi tức đầu tư của một cá nhân không quan trọng bằng hiệu quả của một khoản đầu tư khi so sánh với toàn bộ danh mục đầu tư.
Rủi ro danh mục đầu tư và lợi nhuận kì vọng
MPT đưa ra giả định rằng các nhà đầu tư không thích rủi ro, hay là họ thích một danh mục đầu tư ít rủi ro hơn với một mức lợi nhuận nhất định. Điều này ngụ ý rằng một nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn chỉ khi họ mong đợi lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư tài sản đó.
Lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư được tính bằng tổng trọng số các lợi nhuận của tài sản cá nhân. Nếu danh mục đầu tư chứa bốn tài sản có trọng số tương đương với lợi nhuận dự kiến là 4%, 6%, 10% và 14%, lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư sẽ là:
(4% x 25%) + (6% x 25%) + (10% x 25%) + (14% x 25%) = 8,5%
Để tính toán rủi ro của danh mục đầu tư có 4 tài sản trên, một nhà đầu tư cần một trong bốn phương sai của 4 tài sản và 6 hệsố tương quan, do có 6 kết hợp giữa 2 tài sản có thể có với 4 tài sản đã cho. Do các hệ số tương quan tài sản, tổng rủi ro danh mục đầu tư hay độ lệch chuẩn sẽ thấp hơn so với việc chỉ tính bằng tổng bình quân có trọng số lợi nhuận của 4 tài sản.
Đường biên hiệu quả
Mối tương quan giữa các tài sản đều có thể được biểu diễn trên biểu đồ, với rủi ro của danh mục đầu tư trên trục X và lợi nhuận kì vọng trên trục Y. Cách vẽ này cho biết danh mục đầu tư nào đáng đầu tư hay có lợi nhuân kì vọng cao nhất.
Ví dụ: giả sử danh mục đầu tư A có tỉ suất sinh lợi dự kiến là 8,5% và độ lệch chuẩn là 8%, danh mục B có tỉ lệ lợi nhuận dự kiến là 8,5% và độ lệch chuẩn là 9,5%. Danh mục đầu tư A được xem là “hiệu quả” hơn vì nó có cùng lợi nhuận kì vọng nhưng rủi ro thấp hơn. Đường kết nối tất cả các danh mục đầu tư hiệu quả nhất được gọi là đường biên hiệu quả. Đầu tư vào bất kì danh mục đầu tư nào không nằm trên đường cong này là không hiệu quả.
0
Nguồn: vietnambiz.vn (link)
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây