Phân kì giá là gì? Ý nghĩa và hạn chế khi sử dụng
Phân kì giá là khi giá của một tài sản đang di chuyển theo hướng ngược lại của một chỉ báo kĩ thuật hoặc đang di chuyển ngược lại với dữ liệu khác. Phân kì giá là gì? Phân kì giá là khi giá của một tài sản đang di chuyển theo hướng ngược lại của một chỉ báo kĩ thuật hoặc đang di chuyển ngược lại với dữ liệu khác. Phân kì cảnh báo rằng xu hướng giá hiện tại có thể đang yếu đi, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến hướng thay đổi giá. Phân kì giá có phân kì dương và phân kì âm. Phân kì dương cho thấy một sự di chuyển cao hơn trong giá của tài sản có thể xảy ra. Phân kì âm báo hiệu rằng một sự di chuyển thấp hơn trong giá của tài sản có thể xảy ra. Ý nghĩa của phân kì giá Phân kì trong phân tích kĩ thuật...
Định nghĩa
Phân kì giá là khi giá của một tài sản đang di chuyển theo hướng ngược lại của một chỉ báo kĩ thuật hoặc đang di chuyển ngược lại với dữ liệu khác.
Phân kì giá là gì?
Phân kì giá là khi giá của một tài sản đang di chuyển theo hướng ngược lại của một chỉ báo kĩ thuật hoặc đang di chuyển ngược lại với dữ liệu khác. Phân kì cảnh báo rằng xu hướng giá hiện tại có thể đang yếu đi, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến hướng thay đổi giá.
Phân kì giá có phân kì dương và phân kì âm. Phân kì dương cho thấy một sự di chuyển cao hơn trong giá của tài sản có thể xảy ra. Phân kì âm báo hiệu rằng một sự di chuyển thấp hơn trong giá của tài sản có thể xảy ra.
Ý nghĩa của phân kì giá
Phân kì trong phân tích kĩ thuật có thể báo hiệu sự tăng giảm lớn về giá. Một phân kì dương xảy ra khi giá của một tài sản đạt mức thấp mới trong khi một chỉ số, chẳng hạn như dòng tiền, bắt đầu tăng lên. Ngược lại, một phân kì âm là khi giá đạt mức cao mới nhưng chỉ số được phân tích lại đạt mức cao thấp hơn.
Các nhà giao dịch sử dụng phân kì để đánh giá quán tính giá của một tài sản và khả năng đảo ngược giá. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể vẽ các chỉ báo dao động, như Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), trên biểu đồ giá. Nếu cổ phiếu đang tăng và tạo mức cao mới, lí tưởng nhất là chỉ số RSI cũng đạt mức cao mới. Nếu cổ phiếu đang tạo mức cao mới, nhưng chỉ số RSI bắt đầu tạo mức cao thấp hơn, điều này cảnh báo xu hướng tăng giá có thể đang yếu đi. Đây chính là phân kì âm. Sau đó, nhà giao dịch có thể xác định xem họ có muốn cắt lỗ hay không trong trường hợp giá bắt đầu giảm.
Phân kì dương sẽ là tình huống ngược lại. Hãy tưởng tượng giá của một cổ phiếu đang tạo ra mức thấp mới trong khi chỉ số RSI tạo ra mức thấp lớn hơn với mỗi lần dao động trong giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư có thể kết luận rằng mức thấp hơn trong giá cổ phiếu đang mất đà giảm và có thể có xu hướng đảo ngược.
Phân kì là một trong những cách sử dụng phổ biến của nhiều chỉ báo kĩ thuật, chủ yếu là các chỉ báo dao động.
Hạn chế của việc sử dụng phân kì giá
Như với tất cả các hình thức phân tích kĩ thuật, nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp các chỉ số và kĩ thuật phân tích để xác định sự đảo ngược xu hướng thay vì chỉ thực hiện phân kì. Khi sự phân kì xảy ra, điều đó không có nghĩa là giá sẽ đảo chiều hoặc việc đảo chiều sẽ xảy ra sớm. Do đó, một số hình thức kiểm soát hoặc phân tích rủi ro khác nên được sử dụng cùng với phân kì giá.
Nguồn: Vietnambiz
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm