Rủi ro Beta (Beta Risk) là gì? Rủi ro Beta so và hệ số Beta
Rủi ro Beta (tiếng Anh: Beta Risk) còn được gọi là xác suất xảy ra sai lầm loại II hay rủi ro người tiêu dùng, là xác suất mà một giả thuyết không sai được chấp nhận trong một kiểm định thống kê. Rủi ro Beta (Beta Risk) Khái niệm Rủi ro Beta trong tiếng Anh là Beta Risk. Rủi ro Beta là xác suất mà một giả thuyết không (null hypothesis) sai sẽ được chấp nhận bởi một kiểm định thống kê, còn được gọi là xác suất xảy ra sai lầm loại II hay rủi ro người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, thuật ngữ “rủi ro” đề cập đến khả năng đưa ra một quyết định hay kết luận không chính xác. Yếu tố quyết định chính của mức rủi ro beta là cỡ mẫu được sử dụng cho kiểm định. Mẫu càng lớn rủi ro beta càng thấp. Đặc điểm...
Định nghĩa
Rủi ro Beta (Beta Risk)
Khái niệm
Rủi ro Beta trong tiếng Anh là Beta Risk.
Rủi ro Beta là xác suất mà một giả thuyết không (null hypothesis) sai sẽ được chấp nhận bởi một kiểm định thống kê, còn được gọi là xác suất xảy ra sai lầm loại II hay rủi ro người tiêu dùng.
Trong bối cảnh này, thuật ngữ “rủi ro” đề cập đến khả năng đưa ra một quyết định hay kết luận không chính xác.
Yếu tố quyết định chính của mức rủi ro beta là cỡ mẫu được sử dụng cho kiểm định. Mẫu càng lớn rủi ro beta càng thấp.
Đặc điểm Rủi ro Beta
Rủi ro Beta là rủi ro chấp nhận giả thuyết không khi giả thuyết thay thế là đúng. Kiểm định thống kê được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt và rủi ro beta là xác suất mà một kiểm định thống kê không thể cho kết quả đúng.
Nếu rủi ro beta là 0.05 thì có nghĩa là có 5% khả năng kết quả kiểm định thống kê không chính xác.
Rủi ro beta thường được sử dụng với rủi ro alpha. Rủi ro Alpha là xác suất xảy ra lỗi giả thuyết không bị bác bỏ khi nó thực sự đúng. Rủi ro alpha còn được gọi là rủi ro nhà sản xuất.
Cách tốt nhất để giảm rủi ro alpha cũng là tăng kích thước của mẫu được kiểm định.
Rủi ro Beta dựa trên đặc điểm và bản chất của quyết định được đưa ra và phụ thuộc vào độ lớn phương sai giữa các giá trị trung bình của các mẫu.
Cách quản lí rủi ro beta là tăng kích thước mẫu kiểm định. Thông thường mức độ rủi ro beta có thể chấp nhận được là khoảng 10%.
Ví dụ về Rủi ro Beta
Một ứng dụng của kiểm định giả thuyết trong tài chính là sử dụng mô hình Z-Score của Altman.
Z-Score là một mô hình thống kê nhằm dự đoán mức độ phá sản trong tương lai của các công ty dựa trên các chỉ số tài chính nhất định.
Mô hình thống kê này cho thấy rủi ro beta (rủi ro dự đoán các công ty sẽ phá sản nhưng thực tế không phải như vậy), dao động từ khoảng 15% đến 20% tùy thuộc vào mẫu được thử nghiệm.
Rủi ro Beta so và hệ số Beta
Hệ số beta là thước đo mức độ biến động hoặc rủi ro hệ thống của chứng khoán hay danh mục đầu tư so với toàn bộ thị trường.
Hay nói cách khác, hệ số beta của một khoản đầu tư cho biết liệu nó có biến động nhiều hay ít so với thị trường.
Hệ số Beta là một thành phần của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) tính toán lợi nhuận kì vọng của một tài sản dựa trên hệ số beta và lợi nhuận thị trường dự kiến của nó.
Vì vậy, hệ số beta có mối liên quan tiếp tuyến với rủi ro beta trong quá trình ra quyết định đầu tư.
(Theo Investopedia)
Nguồn: Lê Thảo – Theo Dòng Vốn Kinh Doanh
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây