fbpx

Tài sản lưu động (Current assets) là gì?

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần ba yếu tố là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Tài sản lưu động (tiếng Anh: Current assets) là biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần ba yếu tố là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. 

Tài sản lưu động của doanh nghiệp (Current assets)

Định nghĩa

Tài sản lưu động trong tiếng Anh là Current assets. Tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (dưới 1 năm) và là đối tượng lao động.

Phân loại

Tài sản lưu động (Current assets) là gì?

Tài sản lưu động thường được chia làm hai bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.

Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.

Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho đang chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.

Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.

Đặc điểm

– Tài sản lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và trong quá trình đó hình thái vật chất của nó liên tục biến đổi.

Sự thay đổi hình thái thường xuyên được mô tả theo một chu kỳ khép kín: Tiền -> Nguyên vật liệu ->  Bán thành phẩm -> Thành phẩm -> Tiền (T – H – T’)

– Giá trị của tài sản lưu động chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sử dụng của sản phẩm mới, được thu hồi hoàn toàn một lần sau khi sản phẩm được thanh toán.

Phân biệt tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp 

Tài sản lưu động (Current assets) là gì?

Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính; Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây