Tổng nợ phải trả (Total Liabilities) là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu điểm
Tổng nợ phải trả (tiếng Anh: Total Liabilities) là tổng các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính mà một cá nhân hoặc công ty nợ bên ngoài.
Định nghĩa
Tổng nợ phải trả (Total Liabilities)
Khái niệm
Tổng nợ phải trả trong tiếng Anh là Total Liabilities.
Tổng nợ phải trả là tổng các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính mà một cá nhân hoặc công ty nợ bên ngoài.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu phải bằng tổng tài sản.
Đặc điểm của Tổng nợ phải trả (Total Liabilities)
Nợ phải trả có thể được mô tả như một nghĩa vụ chưa hoàn thành hoặc chưa được thanh toán giữa một bên với một bên khác. Nợ phải trả được giải quyết theo thời gian thông qua việc chuyển giao lợi ích kinh tế, bao gồm tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Nợ phải trả bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, từ thanh toán tiền thuê hàng tháng, các hóa đơn tiện ích, trái phiếu phát hành cho các nhà đầu tư và nợ thẻ tín dụng doanh nghiệp.
Doanh thu chưa thu được (Unearned revenue) cũng được cho một khoản nợ vì doanh thu vẫn chưa có được và đại diện cho việc sản phẩm hoặc dịch vụ vẫn còn nợ khách hàng .
Khoản chi trả trong tương lai cho những thứ như các vụ kiện đang chờ xử lí và bảo hành sản phẩm cũng phải được liệt kê là các khoản nợ, nếu như đã dự phòng và số tiền được ước tính một cách hợp lí. Đây được gọi là nợ tiềm tàng (Contingent Liabilities).
Các loại Nợ phải trả
Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của một công ty thường được chia thành ba loại: nợ ngắn hạn, dài hạn và các khoản nợ khác.
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn (Current liabilities) là các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm hoặc ít hơn. Chúng có thể bao gồm chi phí tiền lương, tiền thuê nhà và các tài khoản phải trả (AP), tiền nợ của một công ty cho khách hàng của mình.
Bởi vì thanh toán đáo hạn trong vòng một năm, các nhà đầu tư và nhà phân tích rất muốn xác định rằng một công ty có đủ tiền mặt trên sổ sách của mình để trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn (Long-term liabilities) là các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính không phải nợ khác có thời gian đáo hạn hơn một năm. Chúng có thể bao gồm các khoản nợ, khoản vay, nợ thuế hoãn lại và nghĩa vụ lương hưu.
Thanh khoản ít hơn là cần thiết để trả cho các khoản nợ dài hạn vì các nghĩa vụ này tới hạn trong một khung thời gian dài hơn.
Các nhà đầu tư và phân tích thường mong đợi họ sẽ được giải quyết với các tài sản có được từ thu nhập hoặc giao dịch tài chính trong tương lai. Một năm thường là đủ thời gian để biến hàng tồn kho thành tiền mặt.
Những khoản nợ khác
Trong trường hợp nợ phải trả, “mục các khoản nợ khác” có thể đề cập đến những thứ như vay nợ liên doanh và hay thuế bán hàng.
Các nhà đầu tư có thể biết khoản nợ khác của công ty bằng cách kiểm tra phần chú thích trong báo cáo tài chính của công ty.
Ưu điểm của Tổng nợ phải trả
Chỉ biết tổng nợ phải trả của cá nhân công ty thì phục vụ ít mục đích, nhưng khi so sánh tổng nợ phải trả của một công ty với đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng lĩnh vực thì cho biết được nhiều hơn.
Khi được sử dụng cùng với các số liệu khác, tổng nợ phải trả có thể là một thước đo hữu ích để phân tích hoạt động của một công ty.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được sử dụng để đánh giá đòn bẩy tài chính của một công ty, tỉ lệ này phản ánh khả năng vốn chủ sở hữu của cổ đông có thể trả nợ tất cả các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp suy thoái kinh doanh hay không.
Một tỉ lệ tương tự là tỷ lệ nợ trên tài sản, so sánh tổng nợ phải trả so với tổng tài sản để cho thấy tài sản được tài trợ như thế nào.
Cân nhắc đặc biệt đối với Tổng nợ phải trả
Tổng nợ phải trả lớn hay nhỏ không phải là một chỉ số tài chính về chất lượng hoạt động kinh tế của công ty. Dựa trên lãi suất hiện hành áp dụng cho công ty, công ty ưa thích có được tài sản nợ bằng các khoản nợ phát sinh.
Tuy nhiên, tổng nợ phải trả của một công ty có mối quan hệ trực tiếp với uy tín tín dụng của nó. Nói chung, nếu một công ty có tổng nợ phải trả tương đối thấp, công ty có thể nhận được lãi suất ưu đãi đối với bất kì khoản nợ mới nào mà công ty được vay, vì tổng nợ phải trả thấp hơn sẽ giảm rủi ro vỡ nợ.
Nguồn: Investopedia
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây