Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA) là gì? Công thức tính
Tý số tổng nợ trên tổng tài sản (tiếng Anh: Total-Debt-to-Total-Assets Ratio - TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.
Định nghĩa
Tý số tổng nợ trên tổng tài sản (tiếng Anh: Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA)
Khái niệm
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA.
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.
Tỷ lệ TD/TA càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn.
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản là một tỉ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty sử dụng cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn (các khoản vay đáo hạn trong vòng một năm), cũng như tất cả các tài sản hữu hình và vô hình.
Công thức tính TD/TA
TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty.
Tỉ lệ TD/TA cho thấy một công ty đã phát triển và tạo ra tài sản của mình theo thời gian như thế nào.
Ngoài việc để đánh giá liệu công ty có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không, các nhà đầu tư còn sử dụng tỉ lệ này để xem xét liệu công ty có thể trả lợi nhuận cho khoản đầu tư của họ hay không.
Các chủ nợ sử dụng tỷ lệ này để xem công ty đã có bao nhiêu nợ và khả năng trả nợ hiện tại của công ty, từ đó quyết định có gia hạn các khoản vay bổ sung cho công ty hay không.
Ví dụ
Xem xét của ba công ty: Công ty Walt Disney, Chipotle Mexican Grill và Sears Holdings cho năm tài chính 2017.
Tỷ lệ TD/TA lớn hơn 1 cho thấy một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ. Hay nói cách khác, công ty có nhiều khoản nợ hơn tài sản.
Tỉ lệ TD/TA cao cũng chỉ ra rằng một công ty có thể có nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay nếu lãi suất tăng đột ngột.
Tỷ lệ TD/TA dưới 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Từ bảng trên, Sears có mức độ đòn bẩy cao hơn nhiều so với Disney và Chipotle, do đó, mức độ linh hoạt tài chính cũng thấp hơn. Trong thực tế, công ty Sears đã tuyên bố phá sản vào tháng 10 năm 2018.
Do đòn bẩy quá cao, các nhà đầu tư và chủ nợ coi Sears là một công ty rủi ro để đầu tư và cho vay.
Nghĩa vụ nợ phải được thanh toán trong tất cả các trường hợp. Nếu không, công ty sẽ vi phạm các giao ước nợ và có nguy cơ bị các chủ nợ buộc phải phá sản.
Các khoản nợ khác như khoản phải trả hay hợp đồng thuê dài hạn vẫn có thể thương lượng.
Một công ty có đòn bẩy cao sẽ khó khăn hơn để duy trì hoạt động trong thời kì suy thoái so với một công ty có đòn bẩy thấp.
Lưu ý tổng nợ không bao gồm các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn như cho thuê vốn và các nghĩa vụ chương trình hưu trí.
Hạn chế của TD/TA
Hạn chế của Tỷ số này là tỷ lệ này không cho biết chất lượng tài sản do nó gộp tất cả các tài sản hữu hình và vô hình lại với nhau.
Giống như tất cả các tỷ lệ khác, Tỷ số TD/TA cần được xác định theo thời gian. Điều này sẽ giúp đánh giá lược đồ rủi ro tài chính công ty có được cải thiện hay không.
Ví dụ, một xu hướng ngày càng tăng của tỷ số TD/TA cho thấy công ty này không có sẵn hoặc không thể trả hết nợ, và báo hiệu công ty có thể sẽ vỡ nợ tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Nguồn: Investopedia
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây