VN-Index là gì? Ý nghĩa và cách phân tích chỉ số VN-Index
Chỉ số VN-Index đại diện cho toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Dựa vào sự biến động điểm VN-Index qua các ngày, nhà đầu tư có thể phân tích thị trường và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. I. VN-Index là gì? Chỉ số VN-Index hay chỉ số VNI là chỉ số tổng hợp sự biến động của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – HOSE. Điểm VNIndex được nhiều người quan tâm và cập nhật liên tục hàng ngày trên nhiều bản tin về tài chính. Muốn đo lường hiệu quả sinh lời và tình hình hoạt động của thị trường chung cần vào chỉ số của thị trường đó. Màu xanh thể hiện tăng điểm, màu đỏ là giảm điểm, màu vàng nghĩa là không thay đổi so với ngày hôm...
Định nghĩa
Chỉ số VN-Index đại diện cho toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Dựa vào sự biến động điểm VN-Index qua các ngày, nhà đầu tư có thể phân tích thị trường và đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
I. VN-Index là gì?
Chỉ số VN-Index hay chỉ số VNI là chỉ số tổng hợp sự biến động của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – HOSE. Điểm VNIndex được nhiều người quan tâm và cập nhật liên tục hàng ngày trên nhiều bản tin về tài chính.
Muốn đo lường hiệu quả sinh lời và tình hình hoạt động của thị trường chung cần vào chỉ số của thị trường đó. Màu xanh thể hiện tăng điểm, màu đỏ là giảm điểm, màu vàng nghĩa là không thay đổi so với ngày hôm trước.
II. Lịch sử VN-Index qua các năm
Theo dõi lịch sử VN-Index mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cung cấp nhiều thông tin giá trị giúp nhà đầu tư nắm được biến động thị trường và mối liên quan với kinh tế vĩ mô, tỷ lệ vốn hóa thị trường ở từng thời điểm (cho thấy thị trường có đang ổn định hay không), sự tăng trưởng của thị trường, sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thể hiện qua từng nhóm ngành…
Việc theo dõi lịch sử VNI cũng như toàn bộ thị trường giúp nhà đầu tư nhận định được cơ hội và tiềm năng đầu tư để lên kế hoạch tốt nhất.
Lịch sử chỉ số VN-Index chi tiết các năm như sau:
– Năm 2016: Sau 20 năm thành lập ngành chứng khoán Việt Nam, chỉ số VnIndex vào ngày 08/08 đạt 660.30 điểm. Đây cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng tác động kinh tế tài chính trong nước và thế giới.
– Năm 2017: Sau 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, cổ phiếu VNI tăng trưởng mạnh mẽ, VNIndex đạt 970 điểm.
– Năm 2018: Chỉ số VNIndex lập đỉnh ngày 10/4 với 1221,93 điểm, sau đó, thị trường giảm nhanh xuống đáy chỉ còn 888 điểm. Đây cũng là năm sàn HOSE nghỉ 2 ngày do lỗi hệ thống khi giao dịch.
– Năm 2019: VnIndex khởi sắc, vượt lên mốc 1000 điểm vào ngày 11/3. Đây cũng là năm ra mắt sản phẩm chứng quyền.
– Ngày 23/3/2020 thị trường giảm sâu chạm đáy ở mức 693.77 điểm. Đến 21/12/2020, thị trường lại tăng gần 60% lên 1091.57 điểm. Cũng trong năm này trái phiếu bùng nổ, chứng khoán đứng vị trí đầu tiên trong thị phần cận biên của SMCI.
– 26/2/2021: Dịch Covid bùng phát mạnh mẽ tác động sâu rộng toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường. VNIndex đạt 1491.58 điểm.
Khi theo dõi giá trên VNIndex và phân tích lịch sử điểm VNI, bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Chọn khung thời gian hợp lý. Nên xem xét dữ liệu theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm để nắm được diễn biến thị trường trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
– Chỉ số VNIndex chỉ đại diện cho các mã chứng khoán trên sàn HOSE nên không phản ánh toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.
– VNIndex chỉ nên xem là chỉ số tham khảo để ra chiến lược đầu tư chứ không thể quyết định tất cả. Bạn cần kết hợp thêm các chỉ số và công cụ khác tùy theo thời điểm.
III. Cách tính chỉ số VN-Index
Chỉ số VN-Index được tính toán bằng cách so sánh giá trị vốn hóa ngày hôm nay với giá trị vốn hóa thị trường vào ngày cơ sở. Mỗi quốc gia có một cách lấy giá trị thị trường tại ngày cơ sở khác nhau. Ở Việt Nam, cả 3 sàn HOSE, UPCOM và HNX đều lấy giá trị thị trường tại thời điểm gốc là 100 vào ngày cơ sở là ngày đầu tiên thị trường đi vào hoạt động (ngày 28/7/2000).
Phương pháp tính chỉ số VN-Index là trọng số giá trị thị trường (market capitalization-weighted index). Trọng số ảnh hưởng của các mã cổ phiếu dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu đó (lấy giá cổ phiếu thời điểm hiện tại nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành).
IV. Ý nghĩa của chỉ số VN-Index
Để biết tại sao chỉ số VN-Index được thống kê hằng ngày và nhiều người theo dõi sát sao, hãy tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số này nhé.
1. Cho thấy hiệu suất của thị trường chứng khoán
Hiệu suất của thị trường là tỉ lệ giá trị vốn hóa ở thời điểm hiện tại so với ngày cơ sở. Khi phân tích chỉ số VN-Index, các nhà đầu tư có thể thấy thị trường đang tích cực hay bất ổn.
Ví dụ: Ngày 20/10/2020 chỉ số VN-Index đạt 1395.33 điểm thì có nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán so với ngày đầu tiên giao dịch là 1395.33 lần.
2. Thể hiện tâm lý của nhà đầu tư
Chỉ số VN-Index thể hiện biến động giá của toàn bộ cổ phiếu tại sở HSX, giá cổ phiếu bị tác động bởi quy luật cung cầu, do đó, nó phản ánh rất rõ tâm lý và thái độ của nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại.
Ví dụ: Cuối tháng 6/2021, VN-Index đạt 1400 điểm – mức cao nhất trong lịch sử – thể hiện tâm lý lạc quan của nhà đầu tư và họ sẽ tiếp tục rót thêm vốn để mua cổ phiếu. Thực tế, thời điểm này cũng xuất hiện nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường (nhà đầu tư F0).
3. Cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng
Chỉ số VN-Index biến động qua các năm cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế trong nước đang phát triển hay suy giảm. Chỉ số chứng khoán tăng thể hiện các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, do đó nhà đầu tư sẽ quan tâm và tích cực đầu tư dẫn đến chỉ số này tăng. Các doanh nghiệp phát triển tốt dẫn đến nền kinh tế cũng phát triển theo.
Ví dụ: Giai đoạn 2016 – 2018: Kinh tế Việt Nam diễn biến tích cực, chỉ số VN-Index thời kỳ này cũng tăng mạnh mẽ từ 600 đến hơn 1000 điểm do số lượng mã chứng khoán niêm yết tăng cao (nhiều doanh nghiệp lên sàn).
Ngược lại, nền kinh tế ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, từ đó VN-Index tăng trưởng. VN-Index thường biến động ngược chiều so với CPI (chỉ số giá tiêu dùng) nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định thì dù CPI có tăng thì VN-Index vẫn có khả năng tăng trưởng.
4. Dự báo nền kinh tế suy yếu
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2017 ảnh hưởng nặng nề đến thị trường chứng khoán, hầu hết cổ phiếu trên thế giới đều “tuột giá không phanh”, chỉ số chứng khoán trên toàn cầu suy giảm trầm trọng.
Tuy nhiên, điểm VN-Index không quyết định toàn bộ chiến lược đầu tư, để có thể đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần phân tích thêm các chỉ số dự báo khác để có nhận định chính xác.
5. Thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế
Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi, chỉ số VNI cũng tăng và có sự thay đổi ở các nhóm ngành khác nhau. Từ việc phân tích chỉ số riêng của từng nhóm ngành có thể nhận định được sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách rõ nét. Chỉ số của ngành nào tăng mạnh thể hiện ngành đó đang sáng giá, được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ.
6. Là cơ sở so sánh hiệu suất của đơn vị quản lý quỹ
VN-Index được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một đơn vị quản lý danh mục đầu tư, quỹ đầu tư chủ động. Vì hiệu suất đầu tư phụ thuộc vào việc chọn danh mục cổ phiếu và cách đầu tư, vì thế có thể đánh giá kỹ năng của người quản lý quỹ. Nếu lợi suất trung bình quỹ cao hơn chỉ số này có thể thấy nên cân nhắc tham gia.
Cần kết hợp VN-Index với nhiều chỉ số khác để nghiên cứu
7. Giúp đo lường chỉ số beta và lợi tức điều chỉnh theo rủi ro
Việc sử dụng mô hình CAPM (định giá tài sản vốn) để xác định lợi nhuận kỳ vọng của một cổ phiếu cần tính hệ số beta và lợi nhuận trên thị trường. Lợi tức danh mục đầu tư được sử dụng như một đại diện cho lợi nhuận trên danh mục đầu tư, cả trong việc ước tính hệ số beta của một cổ phiếu và tính toán lợi nhuận kỳ vọng dựa trên rủi ro hệ thống (beta) của nó. Lợi nhuận kỳ vọng có thể được so sánh với lợi nhuận thực tế để xác định lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro có hệ thống.
8. Danh mục cơ sở cho các quỹ ETF
Để đầu tư thụ động thì nhà đầu tư có thể chọn quỹ chỉ số, quỹ với mục tiêu mô phỏng được hiệu suất của chỉ số trên thị trường. Có các quỹ tương hỗ chỉ số và quỹ trao đổi chỉ số và danh mục đầu tư tư nhân được cấu trúc để phù hợp với lợi nhuận của một chỉ số.
V. Phân biệt VN-Index và VN30
Nhiều người thường nhầm lẫn chỉ số VN-Index với chỉ số VN30. Chỉ số VN30 hay còn gọi là VN30-Index đại diện cho nhóm 30 mã cổ phiếu blue chip (có vốn hóa cao đứng đầu sàn HOSE)
Điểm giống nhau: Cả hai chỉ số này đều có sức ảnh hưởng nhất định đến quyết định đầu tư cũng như tâm lý của các nhà đầu tư cổ phiếu và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điểm khác biệt:
Chỉ tiêu so sánh | VN-Index | VN30 |
Đại điện | Là chỉ số của toàn bộ mã chứng khoán trên sàn HOSE | Đại diện cho nhóm 30 mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE |
So sánh | Giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường trong hiện tại với giá trị vốn hóa ngày cơ sở | Phạm vi so sánh nhỏ hơn, chỉ đo lường sự thay đổi giá trị vốn hóa đối với top 30 công ty blue chip. |
VI. Hướng dẫn cách đọc chỉ báo VN-Index chính xác
Biểu đồ VNIndex được biểu diễn theo ngày, tháng hoặc theo năm cụ thể tùy vào lựa chọn hiển thị. Trên biểu đồ, bạn sẽ nhìn một đường màu xanh lên xuống ngẫu nhiên, trục tung (thẳng đứng) thể hiện khối lượng giao dịch toàn thị trường, trục hoành (nằm ngang) là thời gian.
Để đọc biểu đồ VNIndex, người dùng nên lựa chọn từng khoản thời gian khác nhau tùy theo mục tiêu đầu tư của mình. Để lên chiến lược dài hạn thì nên điều chỉnh thời gian hiển thị trên 6 tháng. Bởi đầu tư dài hạn nghĩa là nắm giữ chứng khoán lâu dài để đợi nó tăng giá trị, vì thế các giá trị ngắn hạn không có nhiều ý nghĩa. Với đầu tư ngắn hạn có thể xem thông tin dưới 6 tháng để thấy những thay đổi chi tiết.
Bạn có thể thêm chỉ số RSI để đánh giá sức mua thị trường thời điểm hiện tại, một số nhà đầu tư đồng thời dùng biểu đồ VN-Index kết hợp với chỉ số VN30 để phân tích giúp tăng độ chính xác. Lúc này biểu đồ không chỉ có một đường mà xuất hiện các cột nến đỏ và xanh như các loại biểu đồ quen thuộc khác.
VII. Những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index
Có rất nhiều yếu tố tác động khiến cho bảng giá VN-Index hàng ngày tăng hoặc giảm điểm, có thể kể đến một vài yếu tố chính như:
1. Sự biến động của nền kinh tế
Xem biểu đồ VN-Index trong thời gian dài có thể hiểu được nền kinh tế đang phát triển hay đang thụt lùi bởi khi kinh tế phát triển tốt, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt sẽ quan tâm đầu tư vào cổ phiếu để tích lũy tài chính, điều này khiến cho điểm VN-Index tăng theo. Vì thế, việc ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi lạm phát sẽ giúp VN-Index tăng trưởng ổn định.
2. Tâm lý của nhà đầu tư
Tâm lý nhà đầu tư quan hay bi quan tác động khá nhiều đến sự biến động của chỉ số VNI. Khi sự kiện tiêu cực xuất hiện có khả năng làm giảm giá cổ phiếu khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu, điều này khiến cho VN-Index nhuộm đỏ. Ngược lại, những tin tốt sẽ khiến tâm lý lạc quan, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến cho chỉ số này tăng cao.
3. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là yếu tố khiến nhà đầu tư quyết định mua vào. Doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Khi hoạt động kinh doanh đi xuống khiến giá cổ phiếu giảm. Nếu nhiều công ty cùng bị giảm sẽ khiến chỉ số chung toàn sàn đi xuống, toàn sàn nhuộm đỏ.
Qua thông tin trên Happy Live hi vọng bạn đã hiểu được chỉ số VN-Index là gì, giống và khác gì với VN30-Index và biết cách đọc chỉ số này trên bảng giá chứng khoán.
Happy Live team sưu tầm/topi
Có thể bạn quan tâm