fbpx

Vốn hóa thị trường là gì? Tìm hiểu chi tiết về vốn hóa thị trường

Vốn hóa của một cổ phiếu cũng như vốn hóa (hay Market Capitalization) là những khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong các hoạt động giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán. Như vậy việc nắm được định nghĩa vốn hóa thị trường chứng khoán là gì, cũng như hiểu rõ ý nghĩa, cách tính và những yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra những quyết định và nhận định đúng đắn về cổ phiếu và thị trường nói chung. Bài viết ngày hôm nay, Happy Live sẽ cung cấp đến các nhà đầu tư những kiến thức xoay quanh vốn hóa nói trên, đồng thời là những lưu ý về vốn hóa cho nhà đầu tư trước mỗi quyết định giao dịch, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé! Giá trị vốn hóa thị trường là...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Vốn hóa của một cổ phiếu cũng như vốn hóa (hay Market Capitalization) là những khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong các hoạt động giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán. Như vậy việc nắm được định nghĩa vốn hóa thị trường chứng khoán là gì, cũng như hiểu rõ ý nghĩa, cách tính và những yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra những quyết định và nhận định đúng đắn về cổ phiếu và thị trường nói chung. Bài viết ngày hôm nay, Happy Live sẽ cung cấp đến các nhà đầu tư những kiến thức xoay quanh vốn hóa nói trên, đồng thời là những lưu ý về vốn hóa cho nhà đầu tư trước mỗi quyết định giao dịch, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Giá trị vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường chính là tổng giá trị ở thời điểm hiện tại của tất cả các cổ phiếu của doanh nghiệp đang được lưu hành trên thị trường chứng khoán. Một cách hiểu khác đơn giản hơn, đó là vốn hóa được xác định bởi tổng số tiền cần bỏ ra để mua lại một doanh nghiệp dựa theo giá thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch mua.

Ví dụ về vốn hóa: Coi 1 doanh nghiệp là 1 thùng bia, mỗi lon bia trong thùng là 1 cổ phiếu.1 lon bia có giá 10.000 đồng tương ứng với giá của 1 cổ phiếu. Khi đó giá trị của doanh nghiệp (là 1 thùng có 20 lon bia) sẽ là: 10.000 x 20 = 200.000 đồng. Con số 200.000 đồng này chính là vốn hóa của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Vốn hóa là một trong các yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư lớn cũng như các quỹ đầu tư quan tâm đến bởi nó thể hiện một công ty có quy mô lớn hay nhỏ thông qua số lượng cổ phiếu doanh nghiệp đang lưu hành.

Vốn hóa cũng rất hiệu quả để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn hóa càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp hơn và ngược lại. Ý nghĩa này giúp các nhà đầu tư tăng khả năng thoái vốn nhanh đồng thời không mất quá nhiều chi phí cho việc thoái vốn.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình sao cho tối ưu và hiệu quả để đem lại mức lợi nhuận cao mà vẫn nằm trong ngưỡng rủi ro có thể chấp nhận.

Vốn hóa thị trường chứng khoán thế giới

Dựa theo số liệu tính toán của Knoema, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán thế giới năm 2018 ước tính đạt 67.600 tỷ USD. Trong đó, vốn hóa tại Hoa Kỳ đạt 30.436 tỷ USD, chiếm 45,02% tổng vốn hóa toàn thế giới. Tiếp theo sau đó là Trung Quốc với 6,3 nghìn tỷ USD, Nhật Bản với 5,2 nghìn tỷ USD, Hồng Kông với 3,8 nghìn tỷ USD. Pháp với 2,4 nghìn tỷ USD. Tổng vốn hóa của 5 thị trường này chiếm 71,37% vốn hóa toàn bộ thị trường chứng khoán thế giới.

Xét về vốn hóa tại thị trường chứng khoán Đông Nam Á năm 2018, Singapore là thị trường dẫn đầu với 687 tỷ USD, đứng thứ 2 là Thái Lan với 500 tỷ USD, Indonesia với 486 tỷ USD, Malaysia với 398 tỷ USD, Philippine với 258 tỷ USD, và Việt Nam với 133 tỷ USD.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

Mỗi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có giá trị vốn hóa riêng. Giá trị vốn hóa của thị trường là mức giá mà cộng đồng đầu tư xem xét và tiến hành giao dịch tại một thời điểm, nó phụ thuộc nhiều bởi sự biến động của giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu lại phụ thuộc bởi các yếu tố: lợi nhuận, tài sản, mức độ rủi ro, tâm lý đám đông, triển vọng…Do đó vốn hóa sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp cũng tác động nhiều đến vốn hóa.

Vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm ngày 7/11/2019 là 190 tỷ USD, chiếm khoảng 70% tổng vốn hóa của nền kinh tế Việt Nam.

Trong tất cả doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Vingroup là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất với 404 nghìn tỷ đồng. Tiếp sau đó là các doanh nghiệp: Ngân hàng Vietcombank, Công ty cổ phần Vinhomes, Sữa Vinamilk, Công ty khí Việt Nam.

Theo thống kê hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 1600 doanh nghiệp đã niêm yết, trong đó 20 công ty có vốn hóa cao nhất đã chiếm đến 64% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường. Có đến 17 trong 20 công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Còn 3 công ty còn lại thuộc sàn chứng khoán UPCOM. Các công ty lớn thường được niêm yết tại sàn HOSE do những điều kiện niêm yết nghiêm ngặt tại sàn chứng khoán này. Mặc dù tại Việt Nam có 3 sản chứng khoán lớn là HOSE HNX và UPCOM nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì sản HOSE với chỉ số VN-Index chính là chỉ số đại diện cho thị trường Việt Nam.

Cách phân chia các doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa

Dựa theo mức vốn hóa thị trên thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ có sự phân chia các doanh nghiệp thành các nhóm khác nhau. Cách phân chia nhóm vốn hóa trên thế giới

Không có bất kỳ chuẩn mực nào về việc phân loại vốn hóa của mỗi doanh nghiệp. Nhưng xét theo mức độ tương đối, có thể chia vốn hóa doanh nghiệp trên thế giới thành 6 nhóm chỉnh sau đây:

• Mega Cap: nhóm vốn hóa trên 200 tỷ USD (ví dụ Amazon, Google, Berkshire Hathaway…)

• Big/Large Cap: nhóm vốn hóa từ 10 đến 200 tỷ USD

• Mid Cap: nhóm vốn hóa từ 2 đến dưới 10 tỷ USD

• Small Cap: nhóm vốn hóa từ 300 triệu đến 2 tỷ USD

• Micro Cap: nhóm vốn hóa từ 50 triệu đến 300 triệu USD

• Nano Cap: nhóm vốn hóa dưới 50 triệu USD

Theo thời gian các con số này cũng sẽ thay đổi, bởi về dài hạn thị trường chứng khoán sẽ luôn tăng giá cũng như vốn hóa của các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn.

Cách phân chia nhóm vốn hóa tại Việt Nam

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các tên gọi như Blue chip, Penny, Midcap…cũng một phần thể hiện cho mức vốn hóa của cổ phiếu.

Tại Việt Nam vốn hóa được chia thành các nhóm nhỏ sau đây.

• Large Cap (công ty có vốn hóa lớn): có mức vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng

• Mid Cap (công ty có vốn hóa trung bình): có mức vốn hóa từ 1.000 tỷ đến 10.000 tỷ đồng

• Small Cap (công ty có vốn hóa nhỏ): có mức vốn hóa từ 100 tỷ đến 1.000 tỷ đồng

– Micro Cap (công ty có vốn hóa siêu nhỏ): có mức vốn hóa dưới 100 tỷ đồng

Cách tính giá trị vốn hóa tại Việt Nam Công thức tỉnh giá trị vốn hóa thị trưởng

Vốn hóa = Giá 1 cổ phiếu x số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Bạn có thể tìm được giá trị vốn hóa đã được tính sẵn của các mã cổ phiếu trên các website chứng khoán như: Cafef.vn, vietstock.vn, cophieu68.com và website các công ty chứng khoán. Số liệu tại mỗi website có thể có sự sai khác nhỏ trong quá trình tỉnh toán vốn hóa của cổ phiếu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến vốn hóa đó là số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường và thị giá của các loại cổ phiếu đó.

Khi thị giá của cổ phiếu biến động dù tăng hay giảm cũng có tác động khiến vốn hóa của doanh nghiệp đó biến động theo. Và tương tự như thế nếu như số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp được thay đổi.

Giả sử rằng giả cổ phiếu không thay đổi, vốn hóa của doanh nghiệp sẽ tăng khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. và sẽ giảm khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu.

Tuy nhiên vốn hóa sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động từ việc chia tách cổ phiếu. Lý do là bởi khi một cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên đồng thời thị giá của cổ phiếu sẽ giảm theo một tỷ lệ tương ứng. Chính vì vậy mà vốn hóa của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên không đổi.

Một số lưu ý về vốn hóa trước khi quyết định đầu tư

Tùy vào mức độ hiểu biết cũng như mục tiêu cụ thể mà mỗi nhà đầu tư sẽ có chiến lược đầu tư riêng. Bên cạnh đó, số vốn nhỏ hay lớn cũng sẽ dẫn đến những chiến lược đầu tư khác nhau. Hiện nay có tới 75% – 80% giá trị giao dịch cổ phiếu đang tập trung vào nhóm 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất. Mặc dù vậy các nhà đầu tư vẫn nên rà soát lại toàn bộ thị trưởng để từ đó tìm ra những mã cổ phiếu có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Dưới đây là những điều mà nhà đầu tư cần lưu ý về vốn hóa trước khi quyết định đầu tư:

Các nhà đầu tư dễ bị hiểu lầm giữa vốn hóa và giá trị của doanh nghiệp khi phân tích về thị giá cổ phiếu giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh vốn hóa thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu các thông tin khác về doanh nghiệp để có thể đưa ra những đánh giá và quyết định đúng đắn trong đầu tư.

Hạn chế áp dụng phân tích kỹ thuật đối với các doanh nghiệp có vốn hóa quá nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp có tính đầu cơ đồng thời không minh bạch trong việc công bố báo cáo tài chính và các thông tin liên quan.

Nhà đầu tư nên ưu tiên doanh nghiệp có vốn hóa cao hơn nếu các yếu tố khác là như nhau khi so sánh giữa các doanh nghiệp. Do những doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp đầu ngành nên mức độ uy tín và an toàn cũng sẽ cao hơn.

Xây dựng chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa

Những mã cổ phiếu đứng đầu thị trưởng xét theo độ giảm dần của vốn hóa thường được phát hành bởi các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn, vừa hay nhỏ. Thị giá cổ phiếu là một yếu tố nhạy cảm và dễ biến động theo thời gian, nên các nhà đầu tư thưởng có xu hướng đa dạng hóa cho danh mục đầu tư của mình với những doanh nghiệp có vốn hóa lớn và nhỏ khác nhau.

Trước khi xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả nhất, nhà đầu tư nên cân nhắc các yếu tố dưới đây: • Mục tiêu của bạn về tài chính

– Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

– Khoảng thời gian đầu tư

– Mức độ am hiểu và kiến thức của bạn

Trên đây là toàn bộ những kiến thức quan trọng và cần thiết về vốn hóa dành cho các nhà đầu tư đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Việc xây dựng cho mình danh mục đầu tư tối ưu và đa dạng, chứa nhiều nhóm vốn hóa sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chúc các nhà đầu tư thông qua kiến thức về giá trị vốn hóa thị trường sẽ có những quyết định đầu tư chính xác hơn, từ đó đạt được những mục tiêu tài chính của mình.

Happy Live team sưu tâm/takeprofit

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây