fbpx

Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì?

Dựa vào vùng cung và cầu giúp nhà đầu tư chứng khoán có thể xác định thời điểm chốt lời và cắt lỗ hợp lý trong mỗi giao dịch của mình.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Dựa vào vùng cung và cầu giúp nhà đầu tư chứng khoán có thể xác định thời điểm chốt lời và cắt lỗ hợp lý trong mỗi giao dịch của mình.

Cung và cầu là những yếu tố quyết định của bất kỳ giao dịch nào, phản ánh bản chất của thị trường và thể hiện qua giá. Điều này cũng đúng với thị trường cổ phiếu. Trong thị trường chứng khoán, xác định vùng cung và cầu là một trong những phân tích kỹ thuật được sử dụng để xem xét hoặc dự đoán sự chuyển động của giá cả. Khi Cầu lớn hơn cung sẽ làm dịch chuyển giá theo xu hướng đi lên. Ngược lại, khi cung lớn hơn cầu, xu hướng giá cổ phiếu đi xuống.

Vung cung (supply zone)

Vùng cung hay vùng kháng cự là khu vực lượng bán ra nhiều hơn mua vào khiến giá cổ phiếu giảm.
Vùng cung hay vùng kháng cự là khu vực lượng bán ra nhiều hơn mua vào khiến giá cổ phiếu giảm.

Cung là cung cấp, có nghĩa là bán ra, phản ánh nguồn cung cổ phiếu mới bơm vào thị trường. Vùng cung còn được gọi là vùng kháng cự, hoặc vùng bán, vùng phân phối, khi mà giá ở vùng này có xu hướng tăng được kỳ vọng chạm đỉnh, sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng này, lực bán chiếm ưu thế hơn lực mua.

Vùng cầu (demand zone)

Vùng cầu hay vùng hỗ trợ là khu vực lực mua áp đảo lực bán khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.
Vùng cầu hay vùng hỗ trợ là khu vực lực mua áp đảo lực bán khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.

Ý nghĩa

Cầu trong từ nhu cầu, có nghĩa là mua vào, phản ánh về dòng tiền và tâm lý sẵn sàng lựa chọn cổ phiếu. Vùng cầu còn được gọi vùng hỗ trợ hoặc vùng mua, vùng tích lũy, là vùng giá mà tại đó, xu hướng giảm được kỳ vọng đã dừng và sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng cầu, lực mua sẽ áp đảo lực bán, tiếp tục đẩy giá cổ phiếu đi lên.

Để xác định những vùng cung cầu trong giao dịch, nhà đầu tư quan sát biểu đồ, tìm kiếm những vùng giá ở mức đỉnh hoặc đáy, đã tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định (có các cây nến lớn kế tiếp nhau) mà không bị phá vỡ.

Nhà đầu tư không nên vào lệnh ngay tại các vùng cung cầu mà cần chờ tín hiệu rõ ràng của hành động giá (price action) quanh các vùng này để tìm cơ hội giao dịch, vì ở các vùng đó giá vẫn có thể xuyên qua bất cứ lúc nào. Khi đà giảm của giá cổ phiếu dừng lại, tạo đáy và bắt đầu đi ngang trong một khoảng thời gian, điều này có nghĩa là cổ phiếu đang có sự tích lũy. Vùng cung có thể bị phá vỡ, báo hiệu giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Đây là thời điểm mua tốt.

Nếu vùng cung hoặc cầu có ít nhất một cây nến tăng hoặc giảm giá mạnh di chuyển ra khỏi vùng đó, thì ta có thể xem xét đây là một cơ hội giao dịch tiềm năng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể mua tại điểm Breakout (giá tăng đột biến vượt quá ngưỡng kháng cự)

 
Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì? - 2

Trong bối cảnh thị trường đang giảm, sau đó giá tăng lên vùng cung ở khung thời gian giao dịch, sau đó xuất hiện bất kỳ mô hình nến giảm giá nào tại vùng cung này thì nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.

Việc xác định được vùng cung cầu mang sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định giao dịch sáng suốt, tránh rơi vào trường hợp dao động tâm lý dẫn đến việc giao dịch bị kẹp giữa đỉnh và đáy.

Nguồn: vnexpress.net

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây