fbpx

Trẻ chỉ có IQ và EQ thôi chưa đủ, nếu thiếu FQ, tương lai vẫn sẽ tụt dốc mà thôi: FQ là gì?

Cha mẹ luôn muốn tối ưu sự phát triển của con, nhưng đa số đều bỏ lỡ 1 nhân tố quan trọng này, vô tình làm tương lai của con thêm khó khăn. Đó chính là FQ!

Có một cô bé bình thường, ở tuổi 12, em đã viết ra hai điều ước: Mùa hè tới có thể tham gia chương trình trao đổi học sinh để cải thiện tiếng Anh; giúp cha mẹ trả hết nợ và làm cho họ vui vẻ. Những mong muốn như vậy, nếu không nói thì thật khó có thể hình dung là do một đứa trẻ viết ra.

Những điều ước thật khó, một phần vì em vẫn chỉ là một đứa trẻ, một phần là vì thu nhập của cha mẹ không đủ để em có thể tham gia chương trình trao đổi học sinh. Nhưng kỳ tích đã xuất hiện, với sự giúp đỡ của những người bạn tốt và chính sự nỗ lực của Gia, chưa đến một năm, em đã tích góp đủ số tiền để tham gia kỳ trao đổi học sinh vào mùa hè. Từ đó, em còn giúp cha mẹ thay đổi được tư duy tài chính, khiến cho tình hình kinh tế của gia đình ngày một tốt lên.

Đây là câu chuyện về nhân vật chính bé nhỏ trong cuốn “A Dog called Money” của nhà văn người Đức, Bodo Schäfer. Mặc dù hoàn cảnh phát sinh trong câu chuyện hơi khác với chúng ta, nhưng sẽ rất có lợi nếu áp dụng cuốn sách này cho việc nuôi dưỡng tư duy tài chính và cải thiện trí thông minh tài chính (FQ) của con bạn.

Trẻ chỉ có IQ và EQ thôi chưa đủ, nếu thiếu FQ, tương lai vẫn sẽ tụt dốc mà thôi: FQ là gì?

Tâm lý học hiện đại tin rằng chỉ số thông minh (IQ) + trí tuệ cảm xúc (EQ) + trí thông minh tài chính (FQ) đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một cá nhân. Nhưng đại đa số các ông bố bà mẹ chỉ quan tâm đến việc cải thiện IQ và EQ mà thường bỏ lơ FQ của trẻ.

Chính bởi vì vậy mà không ít gia đình đều có chung một phiền não, đó là cha mẹ tiết kiệm tiền mỗi ngày để con có thể học trường tốt nhất, bán mạng làm việc để kiếm tiền, còn con cái thì không hiểu nỗi khổ kiếm tiền của cha mẹ, tiêu xài hoang phí. Đây cũng là tình trạng phổ biến của thanh thiếu niên hiện nay. Từ đó ta thấy, việc cải thiện FQ cho trẻ là rất quan trọng.

FQ là gì?

FQ là năng lực tạo ra sự giàu có và nhận thức về tài chính, cũng như khả năng quản lý và sử dụng của cải.

Cải thiện FQ là làm những gì?

Để cải thiện FQ của trẻ, chúng ta nên thiết lập cho trẻ một thái độ đúng đắn đối với tiền bạc của cải, giúp chúng hiểu quy tắc vận hành của tiền và sử dụng tiền một cách khoa học, hợp lý hơn để thực hiện ước mơ trong cuộc sống. Là cha mẹ, chúng ta nên dạy cho trẻ biết tiền làm sao mà kiếm được và nên tiêu xài như thế nào. Sau đó tùy theo độ tuổi của trẻ mà dạy chúng nhiều hơn về tài chính.

Vào mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ thì chúng ta nên làm gì?

1 đến 3 tuổi: Bồi dưỡng khả năng nhận biết tiền của trẻ

Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0 đến 3 rõ ràng không thể hiểu ý nghĩa của tiền. Do đó, cha mẹ chỉ có thể dạy con mình nhận diện mệnh giá của tiền giấy và tiền xu. Nhưng trong quá trình đó, bậc phụ huynh nhất định phải chú ý vệ sinh, rửa tay thường xuyên cho trẻ.

4 đến 6 tuổi: Nuôi dưỡng ý thức tiêu dùng đúng đắn của trẻ em

“Ý thức tiêu dùng” là để cho trẻ em biết rằng món đồ nào nên mua, món đồ nào không nên mua, không phải muốn cái gì là được cái đó. Cha mẹ có thể cho con cái họ tiền tiêu vặt cố định hàng tuần, để chúng mua những thứ chúng cần, chẳng hạn như sách ảnh nhỏ, nhãn dán nhỏ, bút màu, đồ ăn vặt,… Tuy nhiên người lớn phải kiểm soát số tiền mà con tiêu, dạy trẻ phải biết tiết kiệm.

6 đến 8 tuổi: Bồi dưỡng ý thức tiết kiệm của trẻ

Khi đứa trẻ lớn lên, cha mẹ nên trau dồi cho con thêm về ý thức tiết kiệm, không nên có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu. Cha mẹ có thể cùng con đặt ra mục tiêu mua sắm, sau đó chuẩn bị cho con một con heo đất nhỏ đáng yêu, khuyến khích con bỏ tiền thừa vào trong đó. Quá trình này không chỉ có thể nuôi dưỡng ý thức tiết kiệm tiền của trẻ, mà còn nâng cao niềm vui của trẻ trong việc mua các mặt hàng yêu thích, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.

Trẻ chỉ có IQ và EQ thôi chưa đủ, nếu thiếu FQ, tương lai vẫn sẽ tụt dốc mà thôi: FQ là gì? - Ảnh 2.

8 tuổi trở lên: Hãy cho trẻ biết tiền đến từ đâu

Trước 8 tuổi, trọng tâm là khái niệm tiêu dùng và khái niệm quản lý tài chính. Sau 8 tuổi, chúng ta có thể dạy trẻ, tiền từ đâu mà có, để trẻ hiểu rằng cha mẹ kiếm tiền rất khó khăn, từ đó nâng cao ý thức quản lý tiền bạc của chúng.

Hành trình bồi dưỡng FQ cho con là một hành trình không dễ dàng và có rất nhiều điều cần phải làm. Nhưng bạn có thể bắt đầu từ những bước như, tạo cho con một “kho tiền nhỏ”, để con tích trữ tiền vào trong đó, thể nghiệm cảm giác quản lý tài chính.

Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ em trải nghiệm việc kiếm tiền như Gia, nhân vật chính trong cuốn “A Dog called Money”: Mỗi ngày Gia dắt chú chó của mình đi dạo, thuận tiện sẽ dắt theo những con chó khác của những người hàng xóm khuyết tật đi dạo chung, từ đó kiếm được số tiền thù lao kha khá. Nếu như Gia có thể dạy chó làm vài kỹ năng thì sẽ được cộng thêm tiền. Vừa có thể giúp đỡ người khác, vừa có thể kiếm được tiền.

Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục tài chính và kinh doanh cho trẻ em, vẫn còn một số vấn đề mà cha mẹ cần phải tránh!

3 vấn đề cha mẹ cần chú ý!

Vấn đề 1

Hãy nhớ đừng bao giờ sử dụng tiền để trao đổi với trẻ về các điều kiện, chẳng hạn như: “Con giúp mẹ rửa chén, mẹ sẽ cho con tiền tiêu vặt.” Như vậy, về lâu dài, trẻ sẽ lấy tiền làm định hướng hành động, nếu như không có tiền thì trẻ sẽ từ chối không làm.

Trẻ chỉ có IQ và EQ thôi chưa đủ, nếu thiếu FQ, tương lai vẫn sẽ tụt dốc mà thôi: FQ là gì? - Ảnh 3.

Vấn đề 2

Khi con tiêu hết tiền tiêu vặt, bạn tuyệt đối không được mềm lòng mà cho thêm. Khi con tiêu hết tiền tiêu vặt một cách nhanh chóng, có nghĩa là con đã không có kế hoạch cho việc quản lý tài chính của mình, đó là một bài học mà con cần phải học. Vì thế, khi con quay trở lại và làm nũng, xin thêm tiền, thì cha mẹ tuyệt đối phải cứng rắn, tuân thủ quy tắc, phải để trẻ tự nếm bài học của riêng mình, sau này trẻ mới có thể trưởng thành hơn. Tất nhiên, bạn cũng có thể linh hoạt điều chỉnh các quy tắc và chỉ ra điểm sai của con.

Vấn đề 3

Đừng ép con bạn “học phụ đạo”, ép chúng phải học biết ngay lập tức tất cả kinh nghiệm quản lý tài chính của bạn trong ngần ấy năm lăn lộn ngoài xã hội. Làm vậy chỉ thêm phản tác dụng mà thôi. Tốt nhất hãy để trẻ học từ từ, trải nghiệm niềm vui của việc quản lý tài chính.

Hoai An Le (Theo Báo phụ nữ thủ đô)

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề