fbpx

Trend Following: Chén Thánh

Nhắc tới lừa bịp trên Phố Wall là nhắc tới chén Thánh – những dự đoán, công thức bí mật và những diễn giải thần thánh hứa hưu hứa vượn về kiến thức và giàu có hơn người. 

trend-following-chen-thanh-happy-live-1

Chúng thường xuất hiện trong giới đầu tư dưới dạng hệ thống hộp đen- hệ thống khép kín cho biết đầu vào và đầu ra nhưng phân tích bên trong ra sao thì kín như bưng chỉ có các vị chức sức top đầu mới hay biết.

Vị thế của hộp đen không chỉ dừng lại ở thị trường. Chẳng có gì ngạc nhiên trong kỷ nguyên không dây hiện đại này, khi ta kiếm một anh chàng thông minh, cả tá máy tính, công thức độc quyền cùng đống code chỉ anh ta mới hiểu, thêm thắt chuỗi dự báo thành công, và bùm – ta tạo ra hiện tượng truyền thông một siêu sao phán như thần cho giai cấp vô sản.

Nate Silver là anh chàng này. Cụ thể:

trend-following-chen-thanh-happy-live-2

– Anh ta đoán đúng kết quả ở 49/50 tiểu bang trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008.
– Anh ta đoán đúng kết quả ở 50/50 tiểu bang trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.

Thế là sau một đêm, Silver trở thành hiện tượng số học mà nhà nhà ngưỡng mộ. Từ chuyên gia số liệu thống kê bóng chày, anh ta trở thành chuyên gia số liệu thống kê chính trị. Mô hình toán học anh ta dùng cho các cuộc bầu cử đánh bại phân tích của báo giới và nhà bình luận chính trị ngay trên sân nhà của họ – chẳng khác nào câu chuyện Money ball trong chính trị.

Trong thời gian ngắn, số người follow anh ta trên Twitter vượt con số 1 triệu, cuốn sách của anh ta bán chạy như tôm tươi, trang web FiveThirtyEight.com của anh ta nổi như cồn – thậm chí còn đưa ra
nhận định về đầu tư như “Lo lắng về thị trường chứng khoán? Dù làm gì cũng đừng bán”.

Tuy nhiên, với ai theo dõi cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, dự đoán chính trị của Silver trật lất. Trong năm 2016, Silver đăng tải tỷ lệ bầu cử hàng ngày – chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì giờ anh ta là hiện tượng rồi, hằng ngày phải đưa ra dự báo về kỳ bầu cử suốt cả năm.

Trong bài viết dài như sớ “Tôi đã ra vẻ bác học và dự báo sai bét về Donald Trump ra sao”, anh này thừa nhận mình đã không sử dụng các mô hình thống kê của anh vào Donald Trump. Thay vào đó, anh ta dùng võ đoán, điều này đánh sập hình tượng “Tôi nổi danh nhờ mô hình thống kê, cứ tin tôi đi, tôi không phải tay chuyên gia với những thiên kiến có sẵn đâu”. Tệ hơn nữa, Silver mô tả dự đoán của mình theo kiểu dù chuyện gì xảy ra, anh ta vẫn có thể tuyên bố mình đúng. Với những kẻ tin tưởng đi theo Silver, dự báo năm 2016 của anh ta, cái màn tự sướng toán học ấy không có ý nghĩa:

– “Nhìn vào hồ sơ của Nate. Trump là một người ngoại lệ”.
– “Không có đủ dữ liệu lịch sử”.
– “Ông ấy hiểu hầu hết về chúng đúng đắn”.
– “Phần trăm chiến thắng của Nate quá cao”.

Những phản bác yếu ớt này minh họa cho nền tảng sai lầm trong cách tiếp cận của Silver: Anh ta bỏ qua những điều bất ngờ, bất thường và không ai ngờ. Anh ta không có cách dự đoán hoặc tính toán chúng. Silver nói như sau về chiến thắng của Trump, “Đây là sự kiện chính trị sốc nhất đời tôi”. Nhưng không ai có thể đoán trước được những điều ngoại lệ, nên nếu ai đó ra vẻ mình có thể như Silver – hãy coi chừng. Spyros Makridakis, trong bài báo nổi tiếng năm 1979 tựa đề Accuracy of Forecasting: An Empirical Investigation (tam dịch: Độ chính xác của dự báo: Khảo sát thực nghiệm), đã kết luận đơn giản đánh bại phức tạp và những đường trung bình động đánh bại số liệu kinh tế lượng rối rắm. Chẳng biết các đường trung bình động có dự đoán được hai cuộc bầu cử khiến Silver lên đời không nhỉ.

Tuy nhiên, phe ủng hộ Silver lại đem kết quả dự đoán thành công 49/50 và 50/50 năm 2008 và 2012 ra làm bằng chứng, bỏ qua năm 2016. Nhưng trong năm 2008 và 2012, bao nhiêu phần trăm trong số các lời dự báo đó khó đoán? Ví dụ, bất kể có gì thì California vẫn là bang xanh. Vì vậy, rủi ro rất lớn khi dựa vào chiến lược thực hiện đúng các tình huống dễ và bỏ qua các tình huống khó.

Những mâu thuẫn này chẳng có gì mới mẻ để ta suy ngẫm. Thuyết thị trường hiệu quả – chiến lược vận hành tiền của thế giới – cũng không có giải pháp ứng phó với bất ngờ (tức Thiên nga đen). Silver là ví dụ ở một lĩnh vực khác, nhưng cũng cấp bách tương tự. Cuối năm 2016, Nassim Taleb, cha đẻ của khái niệm thiên nga đen, công khai chỉ trích Silver: “@FiveThirtyEight cho chúng ta thấy ví dụ điển hình về việc hoàn toàn không biết gì về xác suất nhưng vẫn đem nó ra kiếm tiền”.

Trận đấu trí tuệ khai màn: Nassim Taleb và Nate Silver.

Chọn phe của bạn cho cẩn thận.

Đi từ sai lầm này (khoản lỗ này) đến sai lầm khác (khoản lỗ khác). người ta khám phá ra sự thật (xu hướng) – Sigmund Freud –

MUA VÀ HY VỌNG

Sau khi bong bóng thị trường chứng khoán vỡ vào mùa xuân năm 2000 và sau cú sụp đổ tháng 10 năm 2008, phương thức đầu tư thụ động theo chỉ số và phương thức mua nắm giữ (vốn được xem là chiến lược đầu tư đúng đắn) nên vĩnh viễn được cộp mác vớ vẩn mới đúng. Nhưng làm gì có chuyện đó. Các nhà đầu tư vẫn làm theo đám đông, răm rắp làm theo những lời hô hào “mua nắm giữ dài hạn, giữ nguyên không bán” và “mua khi giá chỉnh”. Những màn cố đấm ăn xôi này cùng chung điểm yếu với Nate Silver: Không tính đến sự kiện bất ngờ.

Jerry Parker trình bày góc nhìn khác: 

Giao dịch theo xu hướng tương tự như dân chủ. Đôi khi trông nó không đẹp lắm, nhưng vẫn tốt chán so với những thứ ngoài kia.
Giả sử hiện tại, nó là một khoản đầu tư tệ hơn so với thập niên 70 hoặc 80. Vậy thì sao? Chúng ta còn lựa chọn nào khác? Chúng ta mua khi thị trường sụp đổ. Chúng ta sẽ dựa vào mua nắm giữ. Tôi thấy đây là mua và hy vọng thì có. Chúng ta sẽ mua gấp đôi khi mất tiền? Chúng ta sẽ làm theo mọi người sao? Rốt cuộc, mọi người sẽ hiểu rằng giao dịch theo xu hướng hiệu quả ở các thị trường cho xu hướng.

Hãy nhìn lại cú sụp đổ của NASDAQ năm 1973 – 1974. NASDAQ đạt đỉnh tháng 12 năm 1972. Sau đó, chỉ số rơi gần 60%, chạm đáy vào tháng 9 năm 1974. NASDAQ không hoàn toàn thoát khỏi thị trường con gấu năm 1973 – 1974 cho đến tháng 4 năm 1980. Mua nắm giữ chẳng làm được gì cho các nhà đầu tư từ tháng 12 năm 1972 đến tháng 3 năm 1980. Giai đoạn này, thà bỏ vào tài khoản tiết kiệm lời 3% may ra còn kiếm được tiền. Lịch sử lặp lại khi NASDAQ sụt giảm 77% năm 2000 – 2002.

Tệ hơn nữa, chiến lược mua nắm giữ thuần túy suốt thời gian dài thị trường sụt giảm khiến tài khoản phục hồi trở lại mức hòa vốn khó khăn , nếu không muốn nói là bất khả thi. Các nhà đầu tư mua nắm giữ đã bị dắt lên đoạn đầu đài bởi một ngành công nghiệp đầy xung đột lợi ích. Họ tin chỉ cần nhẫn nại, họ sẽ thu được lợi nhuận tốt xét về lâu dài. Những nhà đầu tư này hy vọng sẽ kiếm lại gần hết các khoản lỗ. Họ tin rằng nơi tốt nhất để đầu tư dài hạn là thị trường chứng khoán – theo chiều mua vào – chờ 5 hoặc 10 hoặc 20 năm thì họ sẽ gặt hái thành quả. Nhà đầu tư cần phải hiểu họ có thể đợi 5, 10, 20 năm mà không thu được chút lợi nhuận nào, thậm chí còn mất tiền.

Chưa hết, chiến lược mua nắm giữ thỏa mãn tâm lý muốn trả thù thị trường. Nhà đầu tư muốn lấy lại tiền. Họ nghĩ “Tôi đã mất tiền vào cổ phiếu XYZ, dù trầy trật cỡ nào tôi vẫn sẽ kiếm lại tiền từ cổ phiếu đó.” Họ quyết tâm ăn thua đủ. Họ không hiểu về chi phí chìm, cũng không thừa nhận việc nắm giữ thụ động về bản chất có rất nhiều vết nứt ẩn dưới bề mặt. Họ mua nắm giữ bất kể xảy ra chuyện gì, bất kể họ bị táng bao nhiêu lần. Đây chẳng khác nào một phiên bản của hội chứng Stockholm (Hội chứng Stockholm là phản ứng tâm lý xảy ra khi các con tin hoặc nạn nhân của một vụ bắt cóc phát sinh tình cảm với kẻ bắt cóc – Chú thích của người dịch), trong đó chiến lược đầu tư tồi là kẻ bắt cóc.

Jonathan Hoenig nhìn thấy rõ vấn đề: “Tôi là nhà giao dịch vì tôi không quan tâm đến việc sở hữu cổ phiếu mà quan tâm đến kiếm tiền. Trong quá trình giao dịch cổ phiếu (bên cạnh các khoản đầu tư khác), tôi không mù quáng tin cổ phiếu sẽ cao hơn vào thời điểm tôi sẵn sàng nghỉ hưu. Lịch sử đã chứng minh chúng ta không thể đặt danh mục đầu tư vào chế độ tự động và mong đợi mọi thứ suôn sẻ. Bạn không thể là một nhà giao dịch khi bạn đúng và một nhà đầu tư khi bạn sai. Đí là lý do thua lỗ đấy.

Có hệ thống rõ ràng nghĩa là bạn đã thắt dây an toàn để bảo vệ tài khoản của minh. Hệ thống giúp bạn tránh việc đưa ra quyết định mua bán khi nghe tin Don Lemon của CNN nên ý kiến có kiến chiến Boeing 777 đang mất tích của Malaysia đã rơi vào hố đen.

Warren Buffett

trend-following-chen-thanh-happy-live-4

Warren Buffett được xem là người ủng hộ nhiệt thành nhất thuyết đầu tư giá trị cùng chiến lược mua nắm giữ – bất kể quan điểm này chính xác hay không. giống hiệp sĩ Galahad, ông đã đạt được chén Thánh của riêng mình, và tôi xin hoan hỷ chúc mừng thành công to lớn ấy. Nhưng liệu bạn có thể đạt được thành tích như ông qua các công ty bảo hiểm và những lợi thế về thuế rối rắm? Không. Ông ấy là ngoại lệ vô tiền khoáng hậu. Chỉ có Buffett duy nhất. Tiếc thay, nhiều nhà đầu tư mua nắm giữ: “Em ơi, Warren Buffett kiếm cả đống tiền nhờ nắm giữ cổ phiếu Cola Cola suốt 40 năm”. Vâng xin thưa, lượng tài sản ròng hơn 60 tỷ đô của ông phức tạp hơn thế nhiều.

Ví dụ, có thời Buffett từng phản đối các công cụ phái sinh: “Thị trường chứng khoán kém hấp dẫn rồi. Chúng tôi có nhiều tiền hơn là ý tưởng, và nói thêm trong thị trường hiện tại thì 6% đến 7% là tỷ suất lợi nhuận hợp lý. Công ty nắm giữ hơn 37 tỷ đô la tiền mặt để đầu tư nhưng nhất định không bỏ tiền vào các công cụ phái sinh. Không có nơi nào dễ gian dối các con số như phái sinh. Phó chủ tịch của Buffett, tỷ phú Charlie Munger cũng chung ý kiến ‘Nói kế toán công cụ phái sinh là cổng thoát nước thì đúng là xúc phạm cống rãnh”.

Mười sáu ngày sau, Buffett thay đổi quan điểm: “Hôm nay, Berkshire Hathaway Inc. công bố bán 400 triệu đô la một loại chứng khoán mới mang tên ‘SQUARZ trong đợt phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư đủ điều kiện… ‘Dù chưa có tiền lệ, chứng khoán trả lãi âm có vẻ khả thi trong môi trường lãi suất hiện tại. Tôi đã yêu cầu Goldman Sachs tạo ra công cụ như vậy, và họ phản ứng kịp thời với công cụ chứng khoán mới vừa công bố hôm nay, Warren Buffett nói”.

Ban đầu Buffett thẳng thắn đến thế, vậy điều gì đã khiến ông thay đổi hai tuần sau, tạo ra một công cụ phức tạp và bí mật đến mức thông cáo báo chí của ông cũng không giải thích được. Khó hiểu hơn nữa, một năm sau Buffett mâu thuẫn với chính mình khi chỉ trích công cụ tài chính phái sinh của mình không thương tiếc: “Công cụ phái sinh là vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt, đầy nguy hiểm, dù chỉ đang tiềm ẩn nhưng thừa sức chết người… Chúng tôi xem chúng như bom hẹn giờ đối với các bên sử dụng chúng và hệ thống kinh tế”.

Năm 2008, Buffett lại tiếp tục giao dịch công cụ phái sinh và hỗ trợ các gói cứu trợ của chính phủ. Đến nay, năm 2017, công ty của ông vẫn duy trì các vị thế phái sinh lớn. Huyền thoại Buffett với chiến lược kiếm tiền tỷ nhờ đầu tư giá trị hoặc mua nắm giữ đã ăn sâu vào tâm thức công chúng với hàng chục cuốn sách. Thế mà khi ông tung ra chiến lược phái sinh mới, đi ngược lại huyền thoại của mình, chẳng ai nói gì. Nhà quản lý quỹ dài hạn Michael Steinhardt là trường hợp ngoại lệ: “Buffett là nhà PR vĩ đại nhất hiện tại. Theo tôi thấy, ông đã lấy vải che mắt gần hết cánh báo chí… điều đáng chú ý là ông vẫn
tiếp tục làm điều đó”.

Warren Buffett là tượng đài đầu tư, đáng được ngưỡng mộ, nhưng không giống giao dịch theo xu hướng với nhiều ví dụ về những nhà giao dịch theo xu hướng thành công, trên đời này chỉ có một Warren Buffett. Nó khiến ta khựng lại ngẫm nghĩ. Hay ông là người duy nhất còn sống sót?

Vài năm trước, tôi trao đổi với một nhà giao dịch theo xu hướng. Ông có thành tích hơn 30 năm duy trì mức sinh lời trung bình 20% một năm. Chúng tôi có nhắc đến Warren Buffett. Dù rất tôn trọng Buffett, ông vẫn không khỏi bối rối khi một số người gọi kết quả giao dịch theo xu hướng của ông là may rủi, nhưng cũng những người này lại bảo Buffett lão làng. Nhà giao dịch này đưa ra hàng nghìn giao dịch ông từng thực hiện. Ông nói các nhà giao dịch theo xu hướng khác trong giới cũng có hàng nghìn giao dịch trong nhiều thập kỷ qua. Ông thấy lập luận rằng thành công của Buffett liên quan nhiều đến may mắn thì hợp lý hơn, vì Buffett có tương đối ít giao dịch tạo nên sự giàu có hiện tại: Coke, Gillette, American Express, Goldman Sachs và Wells Fargo.

Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia đấu giá xe hơi với hy vọng mua được chiếc Corvette 66 màu đỏ tuyệt đẹp. Tưởng tượng chiếc xe đấu giá trước chiếc Corvette là Mercedes Gill Wing Coupe đời 1955 với giá 750,ooo đô la. Tiếp theo sẽ là Corvette và giá trị định giá là 35,000 đô la. Bạn sẽ ra giá bao nhiêu? Giờ hãy tưởng tượng chiếc xe được rao bán trước chiếc Corvette là bản sao của Gull Wing Mercedes với giá 75,000 đô la. Bạn sẽ trả bao nhiêu? Nghiên cứu chỉ ra rằng dữ liệu giá ngẫu nhiên có thể ảnh hưởng đến mức giá bạn sẵn sàng trả. Chúng ta có xu hướng trả nhiều hơn nêu giá trước cao hơn đáng kể. -Jon C. Sundt-

Happy Live team biên soạn/Trend Following

Có thể bạn quan tâm

Trend Following – Michael W. Covel

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề