fbpx

Triệu phú tự thân bật mí 99% lời khuyên làm giàu đều gói gọn trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Chris Reining nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân. Bí quyết của anh là đi ngược với số đông.

Chris Reining đã nghỉ hưu từ công ty Mỹ ở tuổi 37. Anh là một triệu phú tự thân người Mỹ, ông từng là kỹ sư công nghệ thông tin ở bang Wisconsin. Bằng cách tiết kiệm hơn một nửa thu nhập, anh đã đạt mục tiêu để dành được một triệu USD ở tuổi 35.

Sau khi trải qua khoảng thời gian lập nghiệp, anh nhận ra rằng hầu hết các lời khuyên đều xoay quanh hai vấn đề. Dưới đây là chia sẻ của Chris về vấn đề này.

Năm 1956, Warren Buffett quản lý khoảng nửa triệu USD. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại không gian nhỏ hẹp trong phòng ngủ của mình. Đích thân Buffett tự tay xử lý mọi việc từ đánh chữ trên máy đánh chữ IBM, nộp hồ sơ giấy tờ đến đóng thuế. Đến nay, ông là một trong những người giàu nhất thế giới.

Điều này khiến tôi suy nghĩ về ý nghĩa của việc tháo vát. Rằng nếu tháo vát có thể đưa bạn đến con đường giàu có, tại sao nhiều người lại không nỗ lực hơn một chút?

Bạn có thể nghe mọi người phàn nàn rằng họ không thể tiết kiệm tiền, hoặc họ không kiếm được nhiều như mong đợi, hoặc họ sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu. Lấy ví dụ đơn giản:

Người A: “Tôi đã thử mọi thứ.”

Người B: “Tôi đã nhờ ai đó cố vấn cho tôi.”

Người A: “Tôi đã mua một chiếc ô tô 30.000 USD.”

Người B: “Tôi đã mua một chiếc ô tô trị giá 10.000 USD.”

Người A: “Tôi sẽ tìm cách để vay thêm.”

Người B: “Tôi không đủ khả năng.”

Người A: “Tôi không biết bắt đầu đầu tư như thế nào.”

Người B: “Tôi đã mượn một số sách từ thư viện.”

Người A: “Tôi không có tiền.”

Người B: “Tôi đã tìm thấy tiền.”

Triệu phú tự thân bật mí 99% lời khuyên làm giàu đều gói gọn trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột - Ảnh 1.

Chris Reining (Ảnh: Business Insider)

Thông thường không phải là thiếu các nguồn lực sẵn có mà là do thiếu nỗ lực nên bạn không thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Và làm sao tôi biết được điều này? Tôi đã từng giống như người A, đổ lỗi cho hoàn cảnh và than phiền rằng không thể vượt lên phía trước.

Chỉ cho đến khi tôi bắt đầu thay đổi tư duy, tôi mới bắt đầu trở nên chủ động và tích cực như Người B. Đó là cách bí quyết để trở nên giàu có.

Và chắc chắn rằng, những gì hiệu quả với tôi có thể không hiệu quả với bạn, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng 99% lời khuyên bạn nghe về việc làm giàu có thể được nén thành hai quy tắc.

Quy tắc 1: Để tiền đầu tư trước, tiêu sau

Người ta thường nói, “Tôi muốn trở nên giàu có”. Mọi người nói với tôi điều đó mọi lúc mọi nơi, vì vậy tôi nói với họ cách dễ nhất để làm giàu là mang tiền đi đầu tư, số dư còn lại sẽ để cho chi tiêu hàng ngày.

Nhiều người nói với tôi điều đó là không thể. Tôi biết có những trường hợp ngoại lệ, nhưng phần lớn những người này đang bao biện cho những nhu cầu của bản thân.

Cách đơn giản nhất là lấy một phần thu nhập của bạn, chẳng hạn như 5%, và mang đi đầu tư. Số tiền còn lại sẽ được dùng cho những hoạt động hàng ngày. Thời gian đầu, việc cắt giảm chi tiêu sẽ khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian, bạn sẽ quen với với giới hạn này.

Theo thời gian, bạn có thể tăng số tiền bạn đầu tư lên 10%, 15%, thậm chí nhiều hơn nữa. Theo “The Millionaire Next Door”, một triệu phú trung bình đầu tư 20% thu nhập của họ.

Đây là cách những người bình thường trở nên giàu có. Họ hiểu một điều: những khoản tiền nhỏ và tưởng chừng như không đáng kể, được đầu tư trong thời gian dài có thể khiến bạn trở nên giàu có.

Để làm giàu theo cách này mất nhiều thời gian, nhưng bạn sẽ cảm thấy mình như một thiên tài khi hoàn thành.

Triệu phú tự thân bật mí 99% lời khuyên làm giàu đều gói gọn trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Behance)

Quy tắc 2: Không chạy theo xu thế

Một lý do lớn khiến mọi người phải vật lộn để tiết kiệm 10% thu nhập của mình là họ mua nhà và xe hơi mà họ không thể mua được. Tất nhiên, phần lớn sẽ không muốn thừa nhận rằng họ không thể mua được thứ gì đó.

Một người bạn sở hữu chiếc Toyota Camry từng nói với tôi rằng anh ấy cảm thấy mệt mỏi khi bị những chiếc Range Rovers vây quanh khi đưa con đi học. Vì áp lực từ xã hội, người bạn đó đã mua một chiếc SUV trị giá 75.000 USD và phải trả thêm 2.000 USD mỗi tháng, chưa kể bảo hiểm và xăng.

Hiện tại, anh ấy than thở vì không đủ khả năng tiết kiệm cho việc nghỉ hưu.

Đối với một ngôi nhà cũng vậy. Chỉ vì một ngân hàng sẽ cho bạn vay nửa triệu USD không có nghĩa là bạn cần phải mua một căn nhà trị giá nửa triệu USD.

Tôi không nói là đừng mua những thứ bạn muốn. Điều tôi đang nói là lý do mọi người không thể tiết kiệm tiền là bởi vì tư tưởng chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân. Nhiều người chạy theo xu thế và áp lực vì những tiêu chuẩn xã hội. Để thỏa mãn bản thân, họ không ngần ngại mua một món đồ có giá trị. Thông thường điều đó dẫn đến bội chi và ảnh hưởng đến sự đầu tư cho tương lai.

Và nếu bạn có thể chống lại những khuynh hướng này, thì việc làm giàu tương đối đơn giản. Hãy nỗ lực nhiều hơn, mang tiền đi đầu tư ngay khi có thể và đừng mua những thứ bạn không thể mua được.

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề