fbpx

Trưởng thành không đợi tuổi tác: Điểm mấu chốt mà bất kì ai cũng phải trải qua

Bản chất của thế giới giống như một viên kim cương đa diện, càng trưởng thành bạn sẽ càng có cơ hội trải nghiệm từng khía cạnh của sự đa diện đó.

Nhà triết học người Đức Immanuel Kant từng nói: “Tôi luôn luôn tôn trọng tất cả linh hồn trên thế gian này. Ngay cả khi tôi không biết gì về họ, tôi cũng có thể làm tất cả mọi thứ để hiểu họ.”

Cuộc sống này không thiếu những lúc chúng ta bất đồng ý kiến, trái ngược quan điểm. Mặc dù vậy thì bạn cũng tuyệt đối không nên áp đặt tư tưởng của mình lên người khác.

Trên cây có muôn vàn chiếc lá và không có chiếc nào giống hệt chiếc nào. Tư tưởng và suy nghĩ của con người cũng tương tự.

Cách duy nhất để giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề chính là tìm ra sự tương đồng giữa những điểm khác biệt ấy, sau đây là những ví dụ minh họa cụ thể

1. Cho dù bạn không đồng tình với họ thì cũng không thể tùy ý chê bai

Một lần ra phố, người bạn của tôi tình cờ gặp được một người quen làm HLV nhảy. Một ngày nọ, hai người rủ nhau cùng đi ăn cơm. Họ vừa dùng bữa vừa tán gẫu rất vui vẻ. Đến lúc TV phát sóng chương trình ca nhạc, anh HLV không kìm nổi sự phấn khích khi được nói về dòng nhạc hiphop ưa thích của mình. Nhưng đến khi bạn tôi đề cập đến sở thích nghe nhạc dân ca của bản thân, người kia lại chê bai nhạc dân ca sến sẩm, lỗi thời. Nụ cười vui vẻ chợt vụt tắt trên gương mặt của bạn tôi. Không khí bữa ăn trở nên thật gượng gạo khiến ai trong hai người cũng mong nó kết thúc sớm.

Trong giao tiếp, tôn trọng sự khác biệt của người khác được coi là phép lịch sự tối thiểu. Cho dù bạn không đồng tình với họ thì cũng không thể tùy ý chê bai. Vì gu thẩm mĩ và sở thích của mỗi cá nhân khác nhau, cho nên đối với cùng một sự vật, mỗi người lại có cách nhìn khác nhau. Bạn có quyền thích, thì người khác cũng có quyền không thích. Việc lấy sở thích của mình làm tiêu chuẩn để đánh giá người khác đó là biểu hiện của người có lòng dạ hẹp hòi. Hậu quả là người đó sẽ bị mọi người xa lánh.

2. Hãy tôn trọng mỗi con người cho dù họ đáng khinh bỉ hay đáng chê cười

Triết học gia người Đức Arthur Schopenhauer đã nói rằng: “Hãy tôn trọng mỗi con người cho dù họ đáng khinh bỉ hay đáng chê cười, bởi vì họ và chúng ta đều có một linh hồn giống nhau”. Khi mới sinh ra, chúng ta ai cũng giống ai. Sở dĩ tính cách và cuộc đời của mỗi người lại khác nhau đến vậy là vì phải chịu tác động từ môi trường sống. Nhưng có một chân lý không bao giờ thay đổi: Con người luôn luôn bình đẳng, bất kể giàu nghèo sang hèn.

Trong cuốn “Tình mẹ”, nhân vật Giang Xương Nghĩa đi đến Giang gia để nhận họ hàng và muốn nhờ vả Giang Đức Phúc kiếm cho mình một công việc. Vì vậy, cậu ta vẫn cứng đầu bám trụ tại đây kể cả có bị đối xử lạnh nhạt. Nề nếp sinh hoạt bừa bãi của Giang Xương Nghĩa khiến cho mọi người đều cảm thấy khó chịu. Ngày thường, Giang Xương Nghĩa chỉ lủi thủi ở một góc, tách biệt hẳn với những đứa trẻ nhà họ Giang.  Hai chị em nhà họ Giang cũng rất ghét Giang Xương Nghĩa, duy chỉ có anh cả Giang Vệ Quốc là đối xử tốt với cậu ta.

Cậu em út bực tức nói với anh mình rằng: “Tên Giang Xương Nghĩa đến nhà ta ngoài mặt là thăm họ hàng nhưng thực chất chỉ muốn kiếm chút lợi mà thôi.” Giang Vệ Quốc thản nhiên đáp: “Trước mắt có một cơ hội tốt như vậy, ai chẳng muốn nắm lấy vì tương lai của mình. Xương Nghĩa cũng không ngoại lệ.” Cậu em lại nói: “Nhưng em thấy ngứa mắt với cái dáng vẻ khúm núm quê mùa của cậu ta.” Vệ Quốc từ tốn đáp: “Đó là do hoàn cảnh sống của cậu ấy khác với chúng ta nhưng bản chất của cậu ấy và chúng ta lại giống nhau.” Sự hiểu chuyện của Giang Vệ Quốc thật khiến cho con người ta yêu mến. Cho dù ở địa vị cao sang, nhưng cậu ấy lại thấu hiểu và biết nghĩ cho người nghèo khó hơn mình.

Trên đời, không phải ai cũng được ăn no mặc ấm. Có những đồ vật đối với ta là bình thường nhưng đối với người khác lại là báu vật. Những gian khổ mà họ phải chịu đựng vốn nhiều hơn những gì người ta nghĩ.

Tác phẩm kinh điển Ngài Gatsby vĩ đại được mở đầu bằng câu sau: “Mỗi khi định chê trách một ai đó, hãy nhớ rằng không phải ai cũng có được điều kiện tốt như bạn.” Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng. Đừng tùy ý phê bình chỉ trích người khác nếu như bạn chưa từng nếm trải nỗi khổ của họ, không hiểu được sự thật phía sau vẻ bề ngoài.

Biết đặt bản thân vào vị trí của người khác, chấp nhận và thấu hiểu sự khác biệt là một thái độ sống đáng quý, cũng là sự tôn trọng cơ bản đối với con người.

3. Mỗi người lại có một định nghĩa về Hạnh Phúc cho riêng mình

Mỗi người lại có một định nghĩa về Hạnh Phúc cho riêng mình. Có người thích sự đồng hành, có người thích sự độc lập.

Tài tử điện ảnh Triệu Văn Tuyên vốn là người theo chủ nghĩa không kết hôn. Anh nhận thấy việc sống chung với người khác trong khoảng thời gian dài khiến bản thân mệt mỏi. Trong khi, cuộc sống độc thân lại đem lại sự thoải mái. Vì vậy, Triệu Văn Tuyên lựa chọn cuốc sống độc thân. Cuộc sống ngày thường của Triệu Văn Tuyên vốn chỉ xoay quanh người thân với thú cưng. Anh quyết định rời xa thành phố về vùng nông thôn sống một cách tự do tự tại cùng với mấy chú chó của mình.

Nào ngờ một ngày nọ, Triệu Văn Tuyên lại bị người khác chỉ trích là một ông chú già biến thái. Triệu Văn Tuyên cảm thấy vô cùng bối rối và tức giận. Anh cho rằng có nhiều chuyện vốn rất bình thường, không động chạm đến ai mà cũng không trái với luân thường đạo lý. Nhưng trong mắt người khác, nó lại trở thành chuyện tày trời.

Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống mà mình mong muốn. Nếu đã không hiểu, thì cách tốt nhất để thể hiện phép lịch sự của bản thân chính là im lặng. Thế giới hơn 7 tỉ người thì cũng sẽ có hơn 7 tỉ cách sống khác nhau. Hạnh phúc là khi được sống là chính mình thì nào có ai quản đúng sai. Không bàn tán về cuộc sống của người khác, giữ khoảng cách hợp lý với mọi người là tôn trọng người và cũng là tôn trọng mình.

4. Bản chất của thế giới giống như một viên kim cương đa diện

Bản chất của thế giới giống như một viên kim cương đa diện. Chính sự đa dạng phong phú đó làm cho cuộc sống trở nên rực rỡ. Sự hiểu biết của con người về vạn vật dựa trên lăng kính của người đó. Mỗi một lăng kính cho ra một hình ảnh, một nhận thức khác nhau. Hàng nghìn hàng vạn con người lại có muôn vàn sở thích, tiêu chuẩn và lối sống khác nhau. Sẽ thật là hẹp hòi nếu ta cứ đem tiêu chuẩn của mình để đi phán xét người ta. Tôn trọng sự khác biệt của người khác là một dạng trí tuệ của cuộc sống, một thái độ sống đáng quý.

Khi ta chấp nhận cho bản thân khác biệt với người khác là khi ta trở nên đặc biệt. Khi ta chấp nhận người khác khác biệt với chính mình là khi ta trở nên lớn mạnh.”

Tôi và bạn, chúng ta cùng cố gắng nhé!

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                        ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề