Sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật có gì hay?
Mục đích của tôi không phải trao cho các bạn khả năng toàn tri toàn thức thị trường. Tôi hy vọng các ý tưởng trong cuốn sách này sẽ chỉ ra cách nến Nhật có thể “khai sáng” hành trình giao dịch của bạn.
Trong phần thứ nhất của cuốn sách, bạn sẽ học cách vẽ và diễn giải các loại nến và mẫu hình nến. Phần này sẽ từ từ tạo nền móng vững chắc cho phần hai, ở đó bạn sẽ khám phá giá trị của việc kết hợp đồ thị nến với các phân tích kỹ thuật phương Tây. Mục đích của tôi không phải trao cho các bạn khả năng toàn tri toàn thức thị trường. Tôi hy vọng các ý tưởng trong cuốn sách này sẽ chỉ ra cách nến Nhật có thể “khai sáng” hành trình giao dịch của bạn.
Cách tốt nhất để giải thích các hoạt động của một chỉ báo là thông qua các ví dụ trên thị trường. Người Nhật có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Do vậy, tôi sẽ đưa ra rất nhiều ví dụ thực tiễn cho từng kỹ thuật.
Tôi sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ, nhưng các công cụ và kỹ thuật trong cuốn sách này có thể áp dụng chó bất cứ thị trường nào và khung thời gian nào. Điều này được khẳng định nhờ việc đồ thị nến được dùng trên khung thời gian tuần (cho các nhà phòng hộ), khung thời gian ngày (cho các nhà giao dịch dao động và trung hạn), và đồ thị trong ngày (cho các nhà giao dịch dao động trong ngày). Những chiến thuật được nhắc đến trong cuốn sách này có thể dùng cho Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Quyền chọn, Giao dịch ngoại hối – bất cứ nơi nào và bất cứ khung thời gian nào có thể ấp dụng phân tích kỹ thuật.
Tôi đã vẽ các mẫu hình nến minh họa để hỗ trợ quá trình học tập. Những minh họa này chỉ là ví dụ tiêu biểu. Các hình mẫu phải được xem xét trong bối cảnh mà chúng thỏa mãn đúng các hứng dẫn và các nguyễn tắc nhất định. Các mẫu hình thực tế sẽ không chính xác hoàn toàn như trong các ví dụ minh họa để cung cấp cho bạn tín hiệu rõ ràng. Điều này được nhấn mạnh xuyên suốt cuốn sách trong nhiều đồ thị minh họa. Bạn sẽ nhìn thấy các dạng biến thể của các mẫu hình, và chúng vẫn có thể cung cấp các manh mối quan trọng về tình trạng của thị trường.
Do đó, sẽ có yếu tố chủ quan trong việc quyết định liệu một mẫu hình nến nhất định có đáp ứng được các nguyên tắc cho sự hình thành mẫu hình cụ thể nào đó hay không, nhưng tính chủ quan này cũng không khác gì so với khi sử dụng với các công cụ phân tích kỹ thuật đồ thị khác. Chẳng hạn, cổ phiếu có hỗ trợ ở mức 100 đô la, liệu ngưỡng hỗ trợ có bị xem là phá vỡ khi giá đi xuống dưới mức 100 đô la? Liệu giảm xuống 50 xu so với mốc 100 đô la có đồng nghĩa với việc hỗ trợ đã bị phá vỡ, hay cần một con số lớn hơn? Bạn sẽ quyết định các câu trả lời trên dựa theo tính cách giao dịch., mức độ chấp nhận rủi ro và quan niệm về thị trường của bạn. Tương tự như vậy, thông qua các diễn giải, hình minh họa và ví dụ thực tế, tôi sẽ cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn chung để nhận biết sự hình thành của mẫu hình nến. Nhưng bạn không nên mong đợi các ví dụ trong thực tế hoàn toàn giống với các mẫu hình lý tưởng.
Có hai phần chú thích ở cuối trong sách. Phần đầu bao gồm các thuật ngữ nến và phần hai là các thuật ngữ của phân tích kỹ thuật phương Tây được sử dụng trong cuốn sách. Phần chú thích nếu bao gồm phần chú thích trực quan của tất cả các mẫu hình.
Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm