5 ngày đầu tiên ra đường, con trai tỷ phú kim cương Ấn Độ không kiếm được việc làm và chỗ ở, phải xoay xở để có tiền ăn.
Savji Dholakia, 57 tuổi, là một trong những tỷ phú kim cương giàu có bậc nhất Ấn Độ. Không chỉ nổi tiếng bởi khối tài sản khổng lồ, ông Dholakia và gia tộc mình (chuyên sản xuất và xuất khẩu kim cương) còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách giáo dục con khác biệt.
Năm 2016, cậu con trai duy nhất của ông Dravya Dholakia, khi đó 21 tuổi, học MBA tại Mỹ trở về nhà trong một kỳ nghỉ. Không để con trai có thời gian nghỉ ngơi lâu, ông đã yêu cầu Dravya phải tới một thành phố lạ, nơi không ai biết cậu là ai, phải tự xin việc, kiếm tiền tồn tại trong vòng một tháng.
“Tôi đã đưa ra 3 điều kiện cho con: Thứ nhất phải tự làm việc kiếm tiền và sau mỗi tuần phải thay đổi công việc. Thứ hai, con không được nói là con tỷ phú, và cuối cùng là không được sử dụng điện thoại di động. Tôi muốn con mình hiểu ý nghĩa cuộc sống, hiểu cách những người nghèo phải đấu tranh thế nào để có được một công việc và có tiền để tồn tại. Không trường đại học nào có thể dạy con những kỹ năng sống này, ngoại trừ những kinh nghiệm thực tế”, ngài tỷ phú chia sẻ trên tờ Timesofindia.
Dravya chấp nhận thử thách và quyết định tới thành phố Kochi, nơi cậu chưa từng đặt chân đến và không rành tiếng bản địa ở đó. Cậu chỉ được phép mang ba bộ quần áo và 7.000 rupee (khoảng 100 đô la), được dặn chỉ tiêu số tiền này trong trường hợp khẩn cấp. Chàng trai trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với khó khăn, nhưng những gì diễn ra trên thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì cậu tưởng tượng.
“5 ngày đầu tiên tôi không kiếm được việc làm hoặc một chỗ ở thích hợp. Tôi thất vọng vì bị tới 60 nơi từ chối. Không ai biết tôi là ai. Đó là quãng thời gian tôi hiểu thế nào là thất bại, và giá trị để có một công việc”, Dravya chia sẻ.
Dravya cuối cùng cũng xin được làm trong một tiệm bánh. Cậu đã nói dối với ông chủ rằng đang là học sinh lớp 12, và sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Kế tiếp, Dravya làm việc ở tổng đài điện thoại, rồi ở một tiệm giày và thậm chí là chạy bàn ở nhà hàng McDonalds. Cậu chỉ kiếm được 60 đô la trong một tháng.
“Trước đây, tôi chưa bao giờ lo lắng về tiền bạc nhưng ở đây tôi phải xoay sở để có tiền ăn, mỗi bữa chỉ 0,6 đô la. Tôi cần phải kiếm thêm 4 đô la mỗi ngày để trả tiền nhà trọ”, Dravya Dholakia kể lại.
Tỷ phú Savji Dholakia từng chia sẻ rằng gia tộc Dholakia đã duy trì truyền thống “đẩy con ra đường trải nghiệm” suốt 17 năm qua. Nhiều chàng trai trong gia đình đều phải rời cuộc sống sang chảnh để thử đối mặt với những khó khăn, tự tìm việc và kiếm tiền trong một khoảng thời gian.
Năm 2017, Hitarth Dholakia, hiện 25 tuổi, tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh ở Mỹ trở về nhà, cũng được bố mẹ đề nghị tới thành phố Hyderabad để trải nghiệm giống như em họ mình. Hitarth nhận được yêu cầu này ngay tại sân bay.
Chỉ với 500 Rupee (khoảng 7 đô la), Hitarth phải cố gắng kiếm tiền lo 2 bữa ăn mỗi ngày. Thậm chí, cậu phải sống trong căn nhà đi thuê cùng 17 người khác với giá thuê 100 Rupee (gần 1,5 đô la). Sau đó, Hitarth tìm được công việc ở một công ty liên doanh với mức lương 4.000 Rupee/tháng (khoảng 57 đô la). Tuy nhiên, cậu chỉ làm ở đây 5 ngày rồi bỏ việc theo yêu cầu, phải thay đổi công việc mỗi tuần một lần.
Tiếp đó, cậu xin được làm về marketing tại một cơ sở sản xuất nhưng cũng chỉ làm 5 ngày và kiếm được 1.500 Rupee (khoảng 21 đô la). Trong 4 tuần, Hitarth nhảy việc 4 lần và kiếm được 5.000 Rupee (khoảng 71 đô la).
Chia sẻ với báo chí, cô em gái Hitarth cho hay: “Tôi bị sốc khi đến những nơi anh trai sống và làm việc. Đó là công việc khó khăn và hoàn cảnh khó tin với chúng tôi. Tôi tự hào về anh trai và gia đình tiếp tục giữ truyền thống này để giúp các con có nền tảng, tôn trọng mọi người và hiểu tầm quan trọng của tiền bạc”.
Cũng trong năm đó, Dhruv Dholakia, một người anh em khác, khi đó 18 tuổi, cũng đã tới miền Nam Ấn Độ trong một tuần để thử trải qua cảm giác sống như một người bình thường. Dhruv vào một cửa hàng cà phê để xin việc nhưng bị từ chối vì đã đủ người. Sau đó, anh chàng vẫn nỗ lực xin và cuối cùng được làm nhân viên phục vụ ở đó một tuần. Dhruv xin nghỉ với lý do gia đình có việc, và trở lại quán vào 5 ngày sau. Khi đó, anh chàng mới tiết lộ gia thế thật là thành viên trẻ nhất của tập đoàn sản xuất kim cương hàng đầu thế giới SRK.
Như một cử chỉ để cảm ơn ban quản lý và nhân viên của công ty, Dhruv cũng tặng họ những món quà quý giá bao gồm kim cương quý, đồng hồ, quà tặng tiền mặt và những cây bút đắt tiền…
“Để có được những bài học cuộc sống, hãy tự mình trải nghiệm. Nó sẽ đem lại những kinh nghiệm thực tế không nơi nào dạy cho bạn”, vị tỷ phú Savji Dholakia chia sẻ trên trang cá nhân.
Mới đây, trong series podcast Chapter 0 do Rising Vietnam sản xuất, biên tập viên (BTV) Dương Ngọc Trinh đã chia sẻ nhiều quan điểm sâu sắc về việc học hỏi và trau dồi kiến thức để đạt được “khả năng kiếm tiền mênh mông và không giới hạn.” Dương Ngọc Trinh là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình qua các chương trình về kinh doanh và đầu tư.
Trong thế giới của người lớn, mọi chỗ dựa tới từ thế giới khách quan bên ngoài đều chỉ là tạm bợ, chỉ có năng lực bên trong mới là vĩnh hằng. Trong một xã hội công nghiệp hóa như ngày nay, thứ quan trọng trước nhất, chính là năng lực.
Trên thực tế, có một phương pháp đơn giản và dễ dàng có thể giúp chúng ta âm thầm tích lũy của cải, đó là phương pháp tiết kiệm từng phần. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách từng bước đạt được tự do tài chính thông qua phương pháp này thông qua phân tích chuyên sâu về nguyên tắc và ưu điểm của phương pháp này.
Tiết kiệm tiền chính là kiếm tiền. Tiết kiệm tiền ở đây không có nghĩa là giảm chất lượng cuộc sống mà là điều chỉnh quan niệm tiêu dùng, tiêu tiền khôn ngoan, tạo dựng cuộc sống chất lượng cao, hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Jesse Livermore - nhà đầu tư thiên tài của giới đầu tư chứng khoán, “Con gấu của phố Wall” đã để lại những bài học xương máu quý giá mà những nhà đầu tư F0 ngày nay vẫn có thể tham khảo.
Lần đầu tiên tôi tích lũy được số tiền F-You Money khiêm tốn là khi tôi cần thương lượng tăng thêm thời gian nghỉ phép trong công việc chuyên môn đầu tiên của mình. Đến năm 1989, lượng tiền và sự tự do mà F-You Money mang đến cho tôi đã tăng lên đáng kể. – JL Collins, tác giả sách Con đường đi đến sự giàu có.