Vì sao bạn nên có ít nhất 2 nghề nghiệp cùng một lúc?
Bằng cách cam kết với 2 nghề nghiệp, bạn sẽ tạo ra lợi ích cho cả hai. Làm nhiều việc khiến bạn hạnh phúc hơn và nhiều năng lượng hơn.
Nếu bạn ở Mỹ sẽ không hiếm khi gặp một luật sư lại là người thích làm việc trong năng lượng tái tạo, hoặc một lập trình viên nhưng lại muốn viết một cuốn tiểu thuyết, hoặc một biên tập viên mơ tưởng về việc trở thành nhà thiết kế cảnh quan. Có thể bạn cũng mơ ước được chuyển sang một nghề nghiệp khác biệt với công việc hiện tại. Nhưng thực tế rất hiếm khi con người thực sự tạo ra bước nhảy vọt như vậy. Chi phí chuyển hướng quá cao và khả năng thành công lại quá xa vời.
Tất nhiên việc không thể bỏ công việc hiện tại của bạn để theo đuổi đam mê khiến bạn mắc kẹt cũng nhưng không thể cháy hết mình. Theo Kabir Sehgal, một cây bút thuộc Harvard Business Review, câu trả lời khác dành cho bạn là làm cả hai. Hai nghề nghiệp tốt hơn một. Và bằng cách cam kết với 2 nghề nghiệp, bạn sẽ tạo ra lợi ích cho cả hai.
Trong trường hợp của Kabir Sehgal, anh có tận 4 công việc: Một là một chiến lược gia kinh doanh tại một công ty trong danh sách Fortune 500, sĩ quan tại Cục Dự trữ Hải quân Hoa Kỳ, tác giả của một số cuốn sách và nhà sản xuất thu âm. Hai câu hỏi mà mọi người hỏi anh thường xuyên nhất là “Bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?” và “Làm thế nào để bạn đủ thời gian để làm tất cả việc trên?” (Câu trả lời của anh: Rất thời gian và tôi làm ra thời gian).
Tuy nhiên, thay vì đặt câu hỏi làm sao để có nhiều thời gian hơn, Kabir Sehgal cho rằng nên đặt câu hỏi làm rõ vấn đề “Tại sao bạn nên có nhiều nghề nghiệp?”. Khi đã có câu trả lời rõ ràng rằng làm nhiều việc khiến bạn hạnh phúc hơn và nhiều năng lượng hơn. Bạn sẽ tự có cách để thực hiện tốt hơn ở mỗi công việc.
Sau đây là lý do mà Kabir Sehgal chia sẻ:
1. Hỗ trợ phát triển kỹ năng chéo
Công việc kiểm soát tại doanh nghiệp của tôi đã hỗ trợ cho sự nghiệp thu âm. Với việc không có tiếng tăm như một nhà sản xuất chuyển nghiệp ngay từ đầu, không ai sẵn sàng trả tiền cho tôi để sản xuất âm nhạc cho họ. Chính nguồn tài chính ban đầu tư công việc tại doanh nghiệp đã thúc đẩy tôi trở thành nhà sản xuất với niềm đam mê đối với nhạc jazz và nhạc cổ điển. Do đó, tôi đã tự tin để dấn thân trong ngành nghề hoàn toàn mới này. Công việc hàng ngày không chỉ giúp tôi có vốn để làm album mà còn dạy tôi các kỹ năng để thành công như một nhà sản xuất. Một nhà sản xuất giỏi nên là người biết cách tạo ra tầm nhìn, tuyển dụng nhân sự, thiết lập thời gian biểu, quyên tiền và phân phối sản phẩm. Sau khi sản xuất hơn một chục album và giành được một vài giải Grammy, các hãng thu âm và nhạc sĩ đã bắt đầu tiếp cận để xem họ có thể thuê tôi làm nhà sản xuất hay không. Tôi vẫn từ chối nhận tiền vì làm âm nhạc là niềm đam mê bất diệt và là phần thưởng dành cho tôi.
Đồng thời, tôi thường mời các khách hàng doanh nghiệp của mình tham gia các phần thu âm. Đối với một người làm việc tại văn phòng cả ngày, điều này rất thú vị khi đi qua những cảnh hậu trường và tiếp xúc với các ca sĩ, nhạc sĩ và các chuyên gia sáng tạo khác. Khi tôi ở Cuba làm album, một trong những khách hàng của tôi đã quan sát về các nhạc sĩ nhảy múa và thốt lên “Tôi chưa bao giờ thấy mọi người xung quanh nhiều nhiều vui như vậy khi làm việc”. Vị khách hàng đã mang trải nghiệm này trở về công ty và từ đó thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó công việc tại tư vấn cũng như thu âm của tôi đều được ủng hộ phát triển.
2. Kết bạn ở những vòng tròn khác nhau
Khi tôi làm việc ở Phố Wall, vòng tròn giao tiếp của tôi ban đầu chỉ giới hạn ở những người khác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính: Ngân hàng, doanh nhân, nhà phân tích, nhà kinh tế. Kết hợp lại với nhau, tất cả chúng tôi đều thiết lập quan điểm về sự đồng thuận trên thị trường. Và hầu hết các khách hàng quản lý tài sản của tôi đều tìm kiếm thứ gì đó khác biệt: Hãy cho tôi một quan điểm trái ngược. Nói cách khác, họ đã không muốn nghe những quan điểm na ná nhau và đây là lợi thế của tôi.
Ví dụ, một trong những khách hàng của tôi muốn hiểu những gì công dân Trung Quốc đang nói với nhau. Vốn là một tác giả, tôi quen biết các nhà văn khác, vì vậy tôi đã liên hệ với bạn của mình, một nhà báo tại một tạp chí theo dõi các đề tài về Trung Quốc. Không bị giới hạn bởi những nguyên tắc tuân thủ của một ngân hàng, anh ta có thể đưa ra một viễn cảnh không bị hạn chế cho khách hàng của tôi. Vị khách hàng đánh giá cao về điều này và có một ý tưởng mới. Tôi chốt được một giao dịch. Bạn tôi có thêm một độc giả mới. Bằng cách ở trong các vòng kết nối khác nhau, bạn có thể giới thiệu có chọn lọc những người thường không bao giờ gặp nhau và mở khóa giá trị cho mọi người.
3. Khám phá những đổi mới thực sự
Khi làm nhiều việc khác nhau, bạn có thể xác định nơi các ý tưởng tương tác và hình thành. “Đó là mối hôn nhân giữa công nghệ và nghệ thuật tự do, kết hợp với những giá trị nhân văn, những thứ khiến cho trái tim chúng ta cất lên tiếng hát”, Steve Jobs từng nói như vậy.
Một ví dụ là trong cơn bão Katrina, nhiều nghệ sĩ đã rời New Orleans. Để tạo quỹ giúp đỡ các nghệ sĩ trong thành phố, tôi có thể đã tạo ra một tổ chức phi lợi nhuận để thu hút mọi người ủng hộ tiền. Thay vào đó, tôi đã giúp tạo ra một giải pháp bền vững hơn: một nhà môi giới cho các nghệ sĩ với khách hàng phố Wall. Họ có thể muốn mời nhạc sĩ cho một bữa tiệc ở New York và có thể tìm thấy một ban nhạc phù hợp trên trang web của tôi. Từ đó họ dễ dàng thực hiện một buổi biểu diễn và tổ chức từ thiện lớn.
Khi bạn là theo sự tò mò của mình, bạn sẽ mang lại niềm đam mê cho sự nghiệp mới, điều này sẽ khiến bạn tràn đầy nhiệt huyết hơn. Và bằng cách làm nhiều hơn một công việc, cuối cùng bạn có thể làm tất cả chúng tốt hơn.
Theo Trí thức trẻ
Có thể bạn quan tâm:
THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG