fbpx

Vì sao “con rồng” Trung Quốc trở nên già cỗi?

Tương lai kinh tế Trung Quốc đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Nếu không có sự thay đổi, đất nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn dài trì trệ và kém hiệu quả.

Vì sao “con rồng” Trung Quốc trở nên già cỗi?

Chỉ một thập kỷ trước, nhiều nhà quan sát dự đoán rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ sớm có thể phát triển mạnh ở Trung Quốc. Nhưng hy vọng đó đã tan vỡ, buộc chính quyền phải lựa chọn giữa việc từ bỏ cách tiếp cận theo ý thức hệ hoặc chấp nhận hoạt động kinh tế kém hiệu quả và trì trệ trong thời gian dài.

Đã một năm kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp Zero-COVID vốn kìm hãm hoạt động kinh tế, nhưng nước này vẫn chưa trải qua sự phục hồi như các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia dự đoán. Thay vào đó, các chỉ số kinh tế từ năm ngoái đã vẽ nên một bức tranh đáng thất vọng.

Niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm

Vì sao "con rồng" Trung Quốc trở nên già cỗi?

Hệ quả sau sự sụp đổ của Evergrande vào năm 2021 vẫn chưa kết thúc, và lĩnh vực bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, ngay cả sau khi chính phủ nới lỏng các hạn chế mua nhà ở các thành phố như Quảng Châu và Thượng Hải. Sức khỏe tài chính của Trung Quốc cũng đã giảm sút do nợ của chính quyền địa phương tăng vọt, khiến Moody’s hạ triển vọng tín dụng của nước này vào tháng 12. Và chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tiếp tục giảm trong quý cuối năm 2023, cho thấy thiếu nhu cầu nội địa.

Làm trầm trọng thêm những vấn đề này là những lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ, cắt giảm dịch vụ công và giảm lương đối với nhân viên khu vực công. Tuy nhiên, tệ nhất là niềm tin của khu vực tư nhân đã bị xói mòn, đe dọa khả năng thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Những thách thức này đang làm gia tăng sự e ngại của công chúng và làm dấy lên các cuộc thảo luận ngày càng sôi nổi, ngay cả trong môi trường thông tin bị kiểm duyệt và quản lý chặt chẽ của Trung Quốc. Sau khi nghe thấy các tuyên bố ủng hộ công khai lặp đi lặp lại từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân đã mất niềm tin vào các nhà hoạch định chính sách. Mặc dù chính phủ đã tung ra các biện pháp kích thích, nhưng sự tập trung của họ rõ ràng vẫn đặt vào các mục tiêu chính sách thâm căn cố , chẳng hạn như ổn định trong nước và đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ của Đảng Cộng sản trong tất cả các thể chế, từ trường học đến khu vực tư nhân.

Không có gì đáng ngạc nhiên, một cuộc khảo sát của Trường Kinh doanh Sau đại học Cheung Kong đối với các công ty tư nhân trên cả nước, cho thấy sự bi quan lan rộng về môi trường kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận của họ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem các tuyên bố chính thức là lời hoa mỹ sáo rỗng và họ chưa quên những vụ bắt giữ gần đây với các doanh nhân nổi tiếng và các cuộc đàn áp mạnh tay đối với lĩnh vực tài chính, công nghệ, dạy kèm tư nhân và bất động sản. Sự mất lòng tin này được phản ánh trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, hiện được xếp hạng là một trong những thị trường hoạt động kém nhất trên toàn cầu. Lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, Trung Quốc có thặng dư đầu tư trực tiếp nước ngoài âm, cho thấy nguồn vốn đang rời khỏi quốc gia này.

Tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở thanh niên

Vì sao "con rồng" Trung Quốc trở nên già cỗi?

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là một dấu hiệu cảnh báo khác, vì khu vực tư nhân chiếm hơn 80% cơ hội việc làm, theo số liệu của chính phủ, và đóng vai trò quan trọng trong đổi mới. Những sinh viên mới tốt nghiệp ngày càng không tìm được việc làm. Zhang Dandan của Đại học Bắc Kinh ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có thể lên tới 46,5%. Mặc dù con số đó bị tranh cãi gay gắt, nhưng không nghi ngờ gì rằng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ chính thức, đạt 21,3% vào tháng 6 năm 2023, trước khi Cục Thống kê Quốc gia (NBS) ngừng báo cáo.

Mặc dù NBS đã tiếp tục báo cáo dữ liệu về việc làm ở thanh niên vào tháng trước, nhưng ước tính của họ tỷ lệ này đạt 14,9%, trong đó loại trừ học sinh từ 16 đến 24 tuổi. Các tính toán quốc tế khác bao gồm nhóm này, làm nổi bật sự khác biệt so với các thực tiễn tiêu chuẩn và sự thay đổi về phương pháp luận không được tiết lộ cho công chúng. Việc thiếu minh bạch như vậy càng làm suy yếu niềm tin của công chúng và làm giảm niềm tin vào quản lý kinh tế của chính phủ.

Sự lãnh đạo kém hiệu quả

Chính quyền địa phương cũng làm mất lòng tin của người dân do nợ nần chồng chất và khủng hoảng bất động sản. Ở Vũ Hán, người cao tuổi đang phản đối việc cắt giảm trợ cấp bảo hiểm y tế. Và ở Quảng Châu và Đại Liên, người dân gần đây biết được rằng chính quyền địa phương đã sử dụng quỹ bảo hiểm y tế công để chi trả cho xét nghiệm COVID-19 hàng loạt.

Vấn đề tài chính của Trung Quốc thậm chí còn lan sang cả các vị trí công chức, vốn từng được coi là những công việc nhàn hạ. Năm 2023, sự thất vọng trên toàn quốc trong nhóm này đã tăng lên, sau khi tiền thưởng hàng năm bị cắt giảm đáng kể. Trên thực tế, công chức Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với việc giảm lương mà còn được yêu cầu trả lại tiền thưởng mà họ đã nhận trước đây.

Ngoài tất cả những chỉ báo đáng lo ngại này, còn có sự thay đổi rõ ràng trong nền kinh tế theo hướng mô hình do nhà nước lãnh đạo ít hiệu quả hơn. Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong 100 công ty niêm yết lớn nhất Trung Quốc đã tăng từ 57% lên 61% trong nửa đầu năm 2023, khiến tỷ lệ của khu vực tư nhân giảm xuống dưới 40%. Hơn nữa, trong khi 27 trong số 41 công ty bất động sản hàng đầu – những công ty có doanh thu hàng năm ít nhất 100 tỷ nhân dân tệ (664 triệu USD) – là doanh nghiệp tư nhân vào năm 2021, thì chỉ có ba trong số 16 công ty hàng đầu hiện nay thuộc sở hữu tư nhân vào năm 2023.

Lời kêu gọi thay đổi…

Khôi phục niềm tin kinh doanh là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề tài chính và kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc. Chỉ một thập kỷ trước, sự lạc quan toàn cầu về quỹ đạo phát triển của Trung Quốc đang tràn đầy, được thúc đẩy bởi những tia hy vọng về cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa và định hướng thị trường. Nhưng hy vọng rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ sớm có thể phát triển mạnh ở Trung Quốc đã tan vỡ. Khu vực tư nhân ngày càng gặp khó khăn trong việc đổi mới, thu hút đầu tư và tạo ra việc làm cho người lao động trẻ tuổi. Để hồi sinh tinh thần lạc quan sôi nổi của quá khứ, cần một chính phủ sẵn sàng tiếp thu ý kiến từ các nhà kinh tế và nhà kỹ trị*có tư tưởng cải cách, và thật sự muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp – lực lượng đóng vai trò cơ bản cho sự phát triển trong những thập kỷ gần đây.

(*) Chế độ kĩ trị là một hệ tư tưởng hoặc hình thức chính phủ trong đó những người ra quyết định được chọn làm người đứng đầu dựa trên chuyên môn kĩ thuật và nền tảng của họ

Chế độ kĩ trị khác với một nền dân chủ truyền thống ở chỗ các cá nhân được bầu vào vai trò lãnh đạo được chọn thông qua một quá trình, quá trình này nhấn mạnh các kĩ năng liên quan và hiệu suất đã được chứng minh, trái ngược với việc họ có phù hợp với quyền lợi đa số của một cuộc bỏ phiếu của nhân dân hay không.

Với việc chính quyền trung ương đang vật lộn để vực dậy nền kinh tế, rõ ràng cần có một cách tiếp cận khác. Điều đó có nghĩa là phải vượt qua lời nói suông và trả tự do cho các doanh nhân bị giam giữ vì bày tỏ quan điểm bất đồng, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các đề xuất chính sách kinh tế và giảm bớt ảnh hưởng của ý thức hệ như “Tư tưởng Tập Cận Bình” trong đời sống hàng ngày.

Những biện pháp như vậy sẽ đi ngược lại với sự lãnh đạo theo ý thức hệ của chính quyền hiện tại. Nhưng nếu không có sự thay đổi đáng kể về chính sách và tư duy để hỗ trợ khu vực tư nhân và khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nhân, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hoạt động kinh tế kém hiệu quả và trì trệ trong thời gian dài.

Nguồn: project-syndicate, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề