fbpx

Vì sao phải đọc sách? Đơn giản thôi, vì tôi không muốn thua!

Đọc sách ảnh hưởng tới tri thức, sự khác biệt lớn nhất giữa người với người trong tương lai chính là tri thức. Khoảng cách giữa tiền tài chính là khoảng cách giữa tri thức. Một người giàu có, những tri thức và tài nguyên mà họ sở hữu là điều mà người nghèo rất khó tưởng tượng.

Đọc sách là một chuyện vô cùng hữu ích. Nếu bạn cảm thấy đọc sách là vô dụng, vậy bạn nhất định là chưa biết áp dụng những gì đã học vào thực tế.

Đọc sách cũng cần phải có sự tích lũy, “có công cày cấy, ắt có ngày thu hoạch”. Những người cho rằng đọc sách cũng vô ích, mà từ bỏ việc đọc sách, có lẽ nên suy ngẫm lại cách đọc của mình.

Đọc sách có ích gì? Dưới đây là 3 điểm tổng kết theo quan điểm của cá nhân tôi.

Vì sao phải đọc sách? Đơn giản thôi, vì tôi không muốn thua!

1. Bồi dưỡng năng lực tư duy logic

Trong thời đại đọc một cách qua loa, rời rạc như hiện nay, mỗi người xem đông ngó tây, rồi thấy mình đã tiếp thu được rất nhiều. Nhưng thực ra, đó chỉ là thông tin, chứ không phải những tin tức có giá trị thực sự.

Đọc kiểu qua loa, rời rạc thành quen, bạn sẽ không thể hình thành được cho mình tư duy cốt lõi riêng. Hôm nay thấy tác giả này nói đúng, ngày mai thấy chuyên gia này nói đúng, trong khi hai người đó lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Đây là điều rất đáng sợ, bởi lẽ lâu dần, nó sẽ khiến bạn mất đi năng lực suy nghĩ độc lập, trở nên “ba phải”, không có chủ kiến. Khi gặp vấn đề, trong đầu không xuất hiện tư duy logic, cứ làm bừa một cách cảm tính, trước sau không thống nhất.

Trong khi đọc sách, đặc biệt là sách giấy sẽ giúp bạn bồi dưỡng năng lực tư duy logic, cho phép bạn đi từ đầu tới cuối, từ chi tiết tới toàn diện, đi sâu vào từng lớp nghĩ, lớp tri thức, đây là điều mà đọc kiểu rời rạc không thể đem lại cho bạn.

Bởi lẽ một cuốn sách, bản thân nó đã là một khung có hệ thống, từ chương đầu tới chương cuối đi làm sáng tỏ những quan điểm và lý thuyết nhất định, tạo thành một vòng khép kín hoàn chỉnh, từ đó giúp bản thân thiết lập một hệ thống khung kiến ​​thức có sự logic và liên kết.

2. Bồi dưỡng năng lực biểu đạt có hồn

Sách, đọc nhiều rồi, nó tự nhiên sẽ trở thành khí chất của bạn, bạn nói năng tự nhiên sẽ “khác người”, lời ít những ý lại nhiều.

Người xưa nói “có kiêng có lành, có dành có lúa” hay “ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”, vì sao bạn lại chỉ có thể nói “bớt hoang lại”.

Người xưa nói “Hai má có hai đồng tiền, càng nom càng đẹp càng nhìn càng ưa”, “Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh”, vì sao bạn lại chỉ có thể nói “em xinh thế”.

Mặc dù cách nói của người xưa và người hiện nay không giống nhau, nhưng không thể không thừa nhận, năng lực biểu đạt tinh tế, có hồn có liên quan mật thiết tới việc đọc.

Ở trong sách, bạn có thể thấy được cách sử dụng ngôn từ tinh tế của các tác giả, hoặc mãnh liệt, hoặc hài hước, hoặc có chút gì đó phóng khoáng. Càng đọc nhiều, khả năng biểu đạt xuất sắc của bạn sẽ âm thầm được hình thành một cách liên tục. Khi viết, sẽ là ngòi bút rực rỡ, mây bay nước chảy; khi nói, sẽ là những nhận xét hóm hỉnh, xuất khẩu thành thơ.Vì sao phải đọc sách? Đơn giản thôi, vì tôi không muốn thua!

3. Những kinh nghiệm mà bạn dùng cả đời chưa chắc đã có thể trải nghiệm được hết

Cả cuộc đời chúng ta, chỉ vẻn vẹn mấy chục năm kinh nghiệm, nhưng trong sách, ta lại có thể tìm thấy cả một kho tàng kiến thức, một vũ trụ trải nghiệm phong phú, ở đó, tứ hải đều là nhà.

Sự lãng mạn phương trời Paris, tuyết ở Hokkaido, Giang Nam tiết tháng 3, đại mạc mùa tháng 9, mọi bi hoan ly hợp, thất tình lục dục, phong thổ nhân tình trên dưới hàng ngàn năm, tất cả đều có thể được tìm thấy qua từng trang sách.

Trong “Đất lề quê thói” ta thấy được một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam; trong “Gửi số 84, đường Charing Cross” ta cảm nhận được sự ấm áp của thế giới tới từ phía bên kia đại dương; qua “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”, ta như được chữa lành giữa nhịp sống hiện đại hối hả; trong khi cuốn “Bí mật tư duy triệu phú” lại dạy ta cách thay đổi cách suy nghĩ, lên kế hoạch rồi tìm ra cách làm việc, đầu tư, sử dụng nguồn tài chính của bạn theo hướng hiệu quả nhất; hay cuốn “Tìm bình yên trong gia đình” khiến ta cảm nhận được tình yêu thương, bến bờ bình yên nơi gia đình.

Có quá nhiều đầu sách giúp bạn nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, khám phá ra nhiều khả năng hơn. Vì thời gian có hạn, chúng ta không thể trải nghiệm được nhiều sự vật sự việc như vậy trong cuộc đời mình, nhưng sách lại có thể giúp chúng ta đến gần hơn với những cảm nhận, những chân trời ngoài kia…

Bây giờ, cùng bàn về lý do tại sao đọc sách là cơ hội để những người ở tầng lớp phía dưới thay đổi vận mệnh của họ?

Ngay từ khi bắt đầu, chúng ta đã thua ngay ở vạch đích, chúng ta không phải con tỷ phú, cũng chẳng phải con quan, không có ai đó ở sau lưng hỗ trợ, không có quan hệ xã hội, không có tiền bạc, lại càng không có cái vận may có thể giàu có chỉ sau một đêm. Thứ chúng ta có chỉ là sự cần cù, siêng năng và nỗ lực làm việc.

Nhưng chúng ta sẽ thua mãi như vậy ư? Không, bởi lẽ đời người chính là một đường chạy marathon.

Những người sinh ra đã ở vạch đích, họ chỉ là tạm thời dẫn trước, chúng ta vẫn còn có cơ hội. Và cơ hội này, phần lớn đều đến từ việc đọc sách và học hỏi.

Đừng chỉ luôn nói những người không đọc sách, không đi học nhưng lại kiếm được hàng tỷ đồng, họ kiếm thậm chí còn nhiều hơn cả những người đi học đại học. So sánh như vậy, về cơ bản là không công bằng, tại sao bạn không nhắc tới những người học đại học rồi kiếm được hàng tỷ đồng, họ kiếm được nhiều hơn những người không đi học? Một việc có xác suất nhỏ không đủ để chứng minh việc đọc sách hay học hành là vô dụng.

Một phóng viên của “International Finance News” đã tiến hành phân tích và khảo sát trình độ học vấn của các giám đốc điều hành của 500 công ty niêm yết hạng A của Trung Quốc, và cuối cùng nhận thấy rằng 84% trong số họ có trình độ học vấn cao và 48% tốt nghiệp từ những trường đại học thuộc dự án 985 (“Đề án các trường đại học hàng đầu thế giới” của Trung Quốc).

Vì sao phải đọc sách? Đơn giản thôi, vì tôi không muốn thua!

Không có mối liên hệ tuyệt đối nào giữa thành tựu và việc đọc sách hay học hành, nhưng chiều cao của việc đọc sẽ ảnh hưởng đến thành tích của người đó ở một mức độ nhất định.

Không có tiền, chúng ta có thể đi kiếm, sợ là sợ đến cả tinh thần cũng nghèo nàn. Cho rằng đọc sách, học hành là vô dụng, từ bỏ việc đọc, là từ bỏ cơ hội thay đổi vận mệnh mà sách vở mang lại cho mình.

Đọc sách ảnh hưởng tới tri thức, sự khác biệt lớn nhất giữa người với người trong tương lai chính là tri thức. Khoảng cách giữa tiền tài chính là khoảng cách giữa tri thức. Một người giàu có, những tri thức và tài nguyên mà họ sở hữu là điều mà người nghèo rất khó tưởng tượng.

Lấy một ví dụ, vật giá tăng lên, thứ người nghèo nghĩ có lẽ là cố gắng kiếm thêm chút tiền rồi ăn uống tiết kiệm… nhưng thứ người giàu nghĩ lại có thể là vì sao vật giá lại tăng, có những nhân tố ảnh hưởng nào, cơ hội kinh doanh phía bên trong đó là gì…

Bản thân ở tầng lớp dưới cũng đừng sợ, vì mọi thứ vẫn chưa được định hình, bạn vẫn còn cơ hội. Đọc sách là phương thức đơn giản nhất, hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất có thể cho phép bản thân bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua người khác khi mà khởi đầu của bạn không bằng hơn họ.

Hãy nhớ rằng, sống ở đời, phàn nàn là thứ việc vô dụng nhất, giải quyết vấn đề mới là vương đạo. Và đọc sách, chính là một phương pháp giúp giải quyết vấn đề khôn ngoan nhất.

Tôi đọc sách, vì tôi không muốn thua!

Nguồn: CafeF

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề