fbpx

Việt Nam chờ đón sự bùng nổ M&A khi nhà nước nới lỏng điều kiện đầu tư nước ngoài.

Việt Nam chờ đón sự bùng nổ M&A khi nhà nước nới lỏng điều kiện đầu tư nước ngoài.

Những ngành công nghiệp như dược phẩm hay bất động sản thu hút sự chú ý từ những nhà đầu tư châu Á

Tin từ TOKYO – Nhật Bản cho hay, Việt Nam đang chờ đón sự tăng trưởng mạnh đầu tư từ nước ngoài, khi mà nhà nước nới lỏng điều kiện sở hữu nước ngoài tại các công ty nội địa, và khi các tập đoàn đa quốc gia châu Á nhận thấy được lợi ích của việc có mặt tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Sự thay đổi đang được triển khai này diễn ra khi căng thẳng thương mại Trung Mỹ ngày càng tăng, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến cho những công ty đang lo lắng về việc duy trì và mở rộng sản xuất tại Trung Quốc

Trong một động thái thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam chào đón nhà đầu tư ngoại, Bộ Tài Chính đang soạn thảo những thay đổi cho luật an ninh, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần chi phối trong các ngành không ảnh hưởng đến an tninh quốc gia. Đây là thay đổi đáng kể đầu tiên cho bộ luật này tính từ năm 2010

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu 49% doanh nghiệp nội địa nói chung, và tối đa 30% ở những ngành trọng yếu như ngân hàng và hàng không. Với thay đổi mới, tỷ lệ 30% này cũng có thể được năng lên, nhưng những ngành này vẫn sẽ được xem như là “ngành kinh doanh có điều kiện”, đồng nghĩa việc sở hữu 100% bởi công ty nước ngoài là không được phép. Những thay đổi cho bộ luật sẽ được trình lên cho quốc hội xem xét và phê chuẩn vào năm 2019

Việc gỡ bỏ rào cản sở hữu nước ngoài có tác động không chỉ đến thị trường vốn ở Việt Nam thông qua việc các thương vụ M&A nở rộ, mà còn giúp tăng trưởng GDP

Ông Tsuyoshi Yamashita, Citibank, người phụ trách mở rộng thị trường Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng “việc gỡ bỏ rào cản 49% sở hữu nươc ngoài sẽ giúp các công ty nước ngoài có nhiều quyền điều hành hơn, đó sẽ là động lực lớn để mở rộng kinh doanh của họ tại thị trường Việt Nam”

Nhiều công ty Nhật Bản đã tham gia vào thị trường VN trong những năm gần đây. Nhật Bản trở thành quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất năm 2017 với $9,11 tỷ, gấp 3 lần năm trước đó. 9 tháng đầu năm 2018, với $7 tỷ vốn đầu tư từ Nhật vào VN, dẫn đầu 104 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm đến 28% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài.

Trong tháng 6, tập đoàn Nhật Bản Sojitz mua lại công ty giấy Sài Gòn với $90 triệu. Tập đoàn Sumitomo Corp, Mitsubishi Heavy Industries cùng 20 công ty khác cũng đã làm việc với BRG Group, để xây dựng “thành phố thông minh” ở Hà Nội, hỗ trợ xe bus tự lái. Những nhà bán lẻ từ Nhật Bản như Aeon rồi chắc chắn sẽ có mặt tại đó.

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh chóng, ông Yamashita nói, những ngành công nghiệp như bất động sản, và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng, như nhiệt điện, có lẽ sẽ có nhu cầu cộng tác với các công ty nước ngoài nhiều hơn

Hàn Quốc và Singapore cũng là những nhà đầu tư chủ lực vào thị trường Việt Nam

Những quốc gia châu Á chiếm phần chính trong thị trường M&A ở VN, ông Roy Zuin Forney, nhà phân tích tại Dezan Shira & Associates, một công ty tư vấn thương mại quốc tế tại châu Á, nhận định

Forney cho rằng ngành dược phẩm và ngành ngân hàng là những ngành sẽ thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khi mà những công ty quốc doanh muốn thoái vốn. Sự tăng trưởng thu nhập bình quân tại Việt Nam giúp nhiều người hơn chi trả cho những dịch vụ y tế, điều này đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng mạnh của ngành dược phẩm. Vì luật VN hiện tại đang không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tự phân phối sản phẩm dược phẩm của mình, họ sẽ tìm kiếm những thương vụ M&A với những công ty nội địa để khai thác thị trường này

Một nguồn thông tin tin cậy trong giới M&A ở VN cho biết Renova Global, một nhà sản xuất dược phẩm Ấn Độ, đang “tìm kiếm cơ hội” ở thị trường VN. Renova đang có văn phòng đại diện ở VN nhưng có vẻ như đang sẵn lòng nâng cao hơn nữa vai trò của mình tại thị trường này

Công ty Nhật Taisho Pharmaceutical Holdings đã nhận thức được tiềm năng của thị trường Việt Nam. Năm 2016, công ty này đã sở hữu 24.5% của DHG, niêm yết trên HOSE. Taisho tiếp tục mua 7% vào tháng 8, sau khi giới hạn sở hữu nước ngoài được gỡ bỏ. Vào tháng 10, một lần nữa họ muốn nâng vốn sở hữu thêm 2.3% cổ phần

” E&Y VN nhận định rằng quốc gia này rất ưa chuộng điện thoại smartphone và tiềm năng tăng trưởng của thương mại điện tử gắn liền với công nghệ thông tin, điều này có thể dẫn đến việc các ngành công nghiệp như logistics vận chuyển thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài.

“VN vẫn còn là một thị trường để ngỏ đối với các công ty Mỹ và châu Âu. Những ngân hàng đầu tư tại Wall Street cho rằng họ còn đang tìm kiếm những công ty với số liệu thông tin rõ ràng hơn, và rủi ro thấp hơn. Họ mong muốn những công ty đã thu được lợi nhuận đáng kể. Những tiêu chí này thu hẹp lựa chọn của họ.

“Tuy nhiên, những điều này có thể sẽ sớm thay đổi. Sự căng thẳng thương mại Trung Mỹ đang khiến cho ngày càng nhiều công ty hơn muốn đưa hoạt động sản xuất của mình ra khỏi thị trường Trung Quốc” E&Y VN nhận định. Và khi mà chi phí lao động tại Trung Quốc ngày càng tăng và trở nên kém hấp dẫn hơn, các công ty nước ngoài sẽ mong muốn đẩy mạnh việc chuyển sang các quốc gia khác tại Đông Nam Á như Việt Nam. Tuy nhiên, những cổ đông nước ngoài tại các công ty Việt Nam vẫn còn phải có được sự đồng thuận để có được 100% cổ phần.

 

Nguồn: Nikkei Asian Review. 

Nguyễn Long Sơn & Happy Live dịch 

 

 

Các viết cùng chủ đề