VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: ĐÀ TĂNG CHỮNG LẠI, NGƯỠNG TÂM LÝ 1300 ĐIỂM CHƯA THỂ CHINH PHỤC (30/05/2022 – 03/06/2022)
Thị trường tuần này gặp “thử thách nhẹ” sau 2 tuần phục hồi của VN-Index, tăng 0,2% so với tuần trước. Ngưỡng cản tâm lý 1300 điểm thật sự đang tác động ngắn hạn lên thị trường khiến chỉ số vẫn chưa thế vượt qua được. Những nhóm ngành mạnh trong 2 tuần qua vẫn cho thấy sức mạnh như Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ,… nhưng vẫn chưa đủ lực để khiến VN-Index bức phá khi những ngành Ngân hàng, Bất động sản,… vẫn “đói” tiền. Việc chấn chính trái phiếu bất động sản trong ngắn hạn gây ảnh hưởng mạnh để “bà đỡ của nền kinh tế” (ngành ngân hàng) khiến gây áp lực một phần lên chỉ số. Thủ tương Nguyễn Đức Chi cũng muốn nhanh chóng triển khai hệ thống KRX (đọc thêm), đây cũng có thể được xem là “bước tiến” để nhà đầu tư cá nhân không còn quá “bị động” trước thị trường phái sinh. Thị trường vẫn đang thể hiện đúng tâm lý nhà đầu tư khi giằng co tại ngưỡng 1300 điểm, vậy nhà đầu tư cần làm gì trong giai đoạn hiện tại? VN-Index dưới góc nhìn kỹ thuật sẽ góp cho bạn một góc nhìn.
Góc nhìn từ Kungfu Stocks Pro
Hình ảnh trên là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy nỗ lực phục hồi trong 2 tuần liên tiếp khi số lượng cổ phiếu nằm trên MA10 và MA20 đang dần chiếm ưu thế trong ngắn hạn nhưng MA50 vẫn chưa cho thấy sự tích cực trong trung hạn.
Nhịp đập thị trường tuần qua cho thấy sự đồng thuận nỗ lực và kết quả của dòng cổ phiếu Midcap và và Penny còn Bluechip thì có tín hiệu phân kỳ (theo quy luật Nỗ lực kết quả của Wyckoff).
Góc nhìn theo nến Nhật
Biểu đồ tuần
Kết tuần bằng mẫu hình nến Doji cho thấy sự giằng có của chỉ số thị trường chung khi áp lực bán mạnh mẽ tại cùng 1300 điểm. Nhìn về bức tranh lớn thì hiện tại dấu hiệu chững lại vẫn chưa xác nhận được điều gì nhưng trong một xu hướng giảm khả năng cao VN-Index vẫn đang trong một nhịp hồi ngắn hạn.
Biểu đồ ngày
Nhìn vào 5 phiên giao dịch trong tuần cho thấy VN-Index đi ngang nhưng khi tính từ đáy, ta có thể lẽ được mô hình Cái nêm hướng lên và dòng tiền vẫn đang giao dịch ở mức thấp. Vẫn còn chờ tín hiệu xác nhận của mẫu hình nhưng đây là giai đoạn khá nhạy cảm của thị trường, nhà đầu tư cần theo dõi kỹ dòng tiền hoạt động trong tuần kế tiếp.
Góc nhìn theo Ichimoku
Ichimoku vẫn chưa “đẹp” lắm nhưng đã có vài dấu hiệu tốt trong ngắn hạn khi Tenkan-sen và Kijun-sen sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường, Mây Kumo lớn vẫn tạo nến sức hút của thị trường trong thời gian tới.
Đường trễ hiện vẫn đang nằm dưới giá cho thấy trong ngắn hạn VN-Index cần nhiều thử thách hơn để đi lên hoặc tốt nhất nên chờ đường trễ thoát khỏi giá rồi bắt đầu xem xét.
Góc nhìn theo Fibonacci
VN-Index tiếp cận chính mốc Fibonacci 0.382 tại vùng 1300 và đã có phản ứng tại đó. Cho thấy những nhà đầu tư bắt đáy theo Fibonacci đã bắt đầu hạ bớt tỷ trọng trong nhịp hồi này và không biết thị trường có lên mốc 0.5 hay 0.618 không nhưng để lên được tốt nhất nên cần điều chỉnh nếu chọn đi lên thẳng thường sẽ không bền.
Góc nhìn tác giả
William O’Neil đã viết trong quyển sách Làm giàu từ chứng khoán 90% các Siêu cổ phiếu sẽ xây nền giá trong xu hướng giảm. Việc đám đông chọn rời bỏ thị trường trong downtrend là một thiếu sót rất lớn trong tương lai. Những nhà đầu tư thực thụ sẽ là những “thợ săn” đích thực trong giai đoạn này để tìm những cổ phiếu cơ bản tốt và mạnh hơn thị trường chung và “làm bài tập về nhà” để sẵn sàng cho “trận đánh mới”. Sự khốc liệt của thị trường chứng khoán cho thấy chỉ những nhà đầu tư có sự chuẩn bị và kỷ luật mới có thể tồn tại và kiếm tiền bền vững trên thị trường. Trong thị trường luôn có cơ hội, khi khó khăn là cơ hội để ta tích lũy, khi thuận lợi là cơ hội để ta kiếm tiền. Giai đoạn này không nên đánh margin quá mức, hãy giữ tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt một cách hợp lý và hãy nhớ “Siêu cổ phiếu” sẽ được tìm thấy khi đám đông bỏ cuộc. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, chúc bạn cuối tuần nhiều niềm vui.
May mắn = Sự chuẩn bị + Cơ hội
Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường