fbpx

VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: LIỆU VÙNG 1000 ĐIỂM CÓ PHẢI LÀ ĐÁY DÀI HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG? (31/10/2022 – 04/11/2022)

Nhiều nhà đầu tư cho rằng VN-Index đang bước vào giai đoạn dò đáy trong dài hạn nhưng không ai có thể đoán được đáy trừ khi đã đi qua đáy. Vùng 1000 điểm hội tụ các yếu tố là ngưỡng hỗ trợ cứng của thị trường (đã phân tích trong bài viết tuần trước). Tuy nhiên nếu mốc 1000 điểm này thủng khả năng VN-Index vẫn tiếp tục tìm đáy mới khi hỗ trợ bị phá thủng.

Tuần này, đã có công bố nâng lãi suất 0,75% của Fed, chính thức đánh dấu 4 lần tăng 0,75% liên tiếp (đọc bài viết chi tiết tại đây) cho thấy mức độ lạm phát thật sự nghiêm trọng trong 2 năm bơm tiền ồ ạt của Fed. Việc tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái nếu Fed không hạ nhiệt trong cuộc họp vào tháng 12.

Kết tuần VN-Index vẫn đang “tạm dừng” tại vùng 1000 điểm giảm 2,94% so với tuần trước và diễn biến trong tuần cho thấy tâm lý sợ hãi đang bao trùm lên nhà đầu tư và ngày cuối tuần này cũng là ngày các quỹ ETF cơ cấu cũng gây ra biến động khá mạnh (sẽ phân tích kỹ hơn ở phần dưới). Nhiều quỹ đầu tư lớn cũng đã lỗ lớn trong thị trường khắc nghiệt này (đọc chi tiết bài viết tại đây).

VN-Index dần đang tiến về trục giá trị trong 20 năm qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong thời điểm này thì phương pháp đầu tư nào sẽ phù hợp. Chúng ta hãy cùng nhau vào bài viết VN-Index dưới góc nhìn kỹ thuật tuần này.

Góc nhìn từ Kungfu Chứng Khoán

VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: LIỆU VÙNG 1000 ĐIỂM CÓ PHẢI LÀ ĐÁY DÀI HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG?  (31/10/2022 – 04/11/2022)

Dữ liệu cho thấy 5 ngành trong tuần qua tác động mạnh đến VN-Index: Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thép và Thương mại.

Bộ ba Bank – Chứng – Thép trong xu hướng tăng năm 2020 – 2021 trở thành “anh hùng” nhưng trong hiện tại đã trở thành “tội đồ” của nhiều nhà đầu tư. Còn cả cổ phiếu bất động sản cũng áp lực không nhỏ đến VN-Index vì những tin tức tiêu cực trên thị trường.

 

Góc nhìn theo nến Nhật

Biểu đồ tuần

VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: LIỆU VÙNG 1000 ĐIỂM CÓ PHẢI LÀ ĐÁY DÀI HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG?  (31/10/2022 – 04/11/2022)

Tuần giảm điểm có khối lượng lớn hơn tuần trước, tuy nhiên thị trường vẫn nằm tại vùng 1000 điểm, kỳ vọng mức này sẽ là nơi thị trường tích lũy hoặc tích cực hơn sẽ là một nhịp hồi về kênh trên của kênh xu hướng giảm.

Biểu đồ ngày

VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: LIỆU VÙNG 1000 ĐIỂM CÓ PHẢI LÀ ĐÁY DÀI HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG?  (31/10/2022 – 04/11/2022)

Tuần giao dịch khá biến động khi cùng quan sát biểu đồ ngày.

Phiên giao dịch đầu tuần đã cho thấy sự biến động lớn khi áp lực bán gần như suốt phiên và cuối phiên thị trường đã quay trở lại với sự mua ròng của khối ngoại.

Chứng khoán Việt cũng trông ngóng về quyết định của Fed. Khi thông tin công bố chính thức Fed nâng 0,75% (đọc bài viết chi tiết tại đây) VN-Index lập tức mở cửa với khoảng trống giảm giá nhưng cuối phiên có sự phục hồi nhẹ nhưng khối lượng thấp vẫn cho thấy sự dè dặt của nhà đầu tư.

Kết tuần với phiên giao dịch đầy cảm xúc khi các quỹ ETF cơ cấu danh mục đầu tư khiến chỉ số đã có lúc giảm gần 4%. Các nhóm cổ phiếu: Bất động sản, Chứng khoán, Thép, Xây dựng bị bán mạnh. Kết phiên thị trường có sự phục hồi nhưng vẫn giảm 2,22% và tạo nến Búa tại vùng 997 điểm, đây cũng là điểm tích cực nhỏ trong phiên cuối tuần.

Góc nhìn theo Ichimoku

VN-INDEX DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT: LIỆU VÙNG 1000 ĐIỂM CÓ PHẢI LÀ ĐÁY DÀI HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG?  (31/10/2022 – 04/11/2022)

VN-Index đang cận kề với sự hỗ trợ của Tenkan-sen và nếu thủng Tenkan-sen sẽ là kháng cự ngắn hạn.

Đám mây Kumo vẫn còn khá lớn cho thấy xác suất VN-Index đi ngang hoặc hồi phục gần về mây sẽ cao hơn tiếp tục giảm mạnh vì vùng này cũng cho thấy lực cung cũng không còn nhiều.

Góc nhìn tác giả

Thị trường chứng khoán luôn khốc liệt qua hàng chục năm, những người “sống” qua được những lúc khó khăn nhất sẽ “hái được trái ngọt”.

VN-Index đang rất gần trục giá trị của thị trường trong 20 năm qua. Với triển vọng của dài hạn thì chứng khoán Việt chắc hẳn sẽ luôn đi lên. Nhưng trong thời kỳ biến động trong ngắn hạn khó ai đoán được đâu là đáy.

Các nhà đầu tư nên kiểm soát bản thân thay vì dự đoán thị trường mai lên mốt giảm (điều chúng ta không kiểm soát được). Thời điểm này, ưu tiên quản trị rủi ro bằng cách không sử dụng đòn bẩy tài chính.

Thời điểm hiện tại, nếu “làm bài tập” theo phương pháp 4M trong quyển sách Ngày đòi nợ chắc chắn đã có các doanh nghiệp đang được bán dưới giá trị, việc tích lũy cổ phiếu dưới giá trị theo phương pháp Sàn&Trần ở thời điểm hiện tại là khá tối ưu cho thị trường này.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Chúc các bạn bền chí, vững tinh thần để cùng vượt qua giai đoạn biến động này. Nếu xem đây là cơ hội để học tập, rèn luyện cho chu kỳ tiếp theo thì chắc chắn khi cơ hội đến bạn sẽ nắm bắt được. Good luck!

Happy Live Team

Tại sao nhà đầu tư phải hiểu cách nền kinh tế vận hành trước khi đầu tư?

Sách mới ra mắt của Happy Live sẽ cho bạn câu trả lời

TÌM HIỂU NGAY

Các viết cùng chủ đề