fbpx

Warren Buffett: Thời điểm Mua Vào, Bán Ra

Ở đây, Warren Buffet đang nói về lần đầu phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng của một công ty thông qua ngân hàng đầu tư

“KHÔNG BAO GIỜ MUA CỔ PHIẾU VÀO DỊP IPO”

Ở đây, Warren đang nói về lần đầu phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng của một công ty thông qua ngân hàng đầu tư. Ông nhận thấy rằng ngân hàng đầu tư chịu trách nhiệm phát hành đã cẩn thận cân nhắc về giá cả. Không dễ gì có cơ hội cho nhà đầu tư kiếm được giá hời. Vì lý do này mà Warren vẫn luôn tránh xa các IPO kể từ khi ông bắt đầu sự nghiệp đầu tư. Ông thích đợi cho cổ phiếu giao dịch được một thời gian và cái nhìn ngắn hạn của thị trường chứng khoán đã làm cho cổ phiếu bị đẩy xuống một cách không xứng đáng.

Quy luật rất đơn giản: ngân hàng đầu tư không bao giờ dâng giá hời cho bạn nhưng thị trường thì có.

Đa số mọi người quan tâm đến thị trường cổ phiếu vì thấy ai cũng chơi. Thời điểm quan tâm đến cổ phiếu là khi không có ai ngó ngàng đến nó. Bạn không thể làm giàu bằng cách mua những cổ phiếu thời thượng.”

Warren Buffett - Thời Điểm Mua Vào, Bán Ra

Nhà đầu tư khôn ngoan tránh những cổ phiếu thời thượng cùng với sự kích động của đám đông kèm theo, vì sự nổi tiếng của chúng đã đẩy giá lên cao. Nếu bạn muốn sở hữu một công ty, hãy chờ đến lúc công ty này không còn được quan tâm nhiều nữa- đó là lúc bạn sẽ có giá tốt nhất và tiềm năng tăng giá cao nhất. Đó là lý do tại sao Warren thích thị trường giá giảm; ông đã để ý các công ty tuyệt vời mà ông sẽ chộp ngay nếu ông tìm được giá phù hợp. Trên thực tế, nếu bạn quan sát danh mục đầu tư của Berkshire, bạn sẽ nhận thấy tất cả các công ty ông sở hữu đều được mua lúc thị trường sụp đổ, không phải là địa chị đầu tư được ưa chuộng. Các cổ phần của ông tại Washington Post Company, Coca-Cola, Disney, American Express, General Foods, Wells Fargo… đều được mua như vậy, lúc thị trường giảm giá hoặc không được giới đầu tư ưa chuộng.

“Nếu Bạn thành công ngay lần đầu tiên, hãy ngừng tìm kiếm”

Warren luôn đi tìm những công ty tuyệt vời để mua, và một khi ông mua rồi, ông nắm giữ rất lâu, theo dõi giá cổ phiếu gia tăng theo doanh thu của công ty. Một khi bạn đã đầu tư thành công với một công ty tuyệt vời, tốt hơn hết bạn nên tận hưởng thành công thay vì bán đi để đổi lấy một món lợi khiêm tốn và lại đi tìm công ty khác để đầu tư. Vì vậy, vấn đề quan trọng là bạn phải biết thế nào là một công ty tuyệt vời, để nhận ra nó khi bạn nắm trong tay. Nhưng nếu bạn thấy một công ty tầm thường không có lợi thế kinh tế dài hạn, tốt nhất bạn nên nghe theo lời khuyên của Bernad Baruch (một Warren Buffett trong thời của mình). Khi được hỏi làm thế nào ông trở nên giàu có, Bernard trả lời một cách ranh mãnh: “Tôi luôn bán đi thật sớm”.

Điều quan trọng khi bạn thấy mình rơi xuống hố là đừng đào sâu thêm nữa.”

Nếu bạn bị rơi vào một phi vụ đầu tư xấu, điều tồi tệ nhất thế giới là tiếp tục ném tiền vào đó. Mặc dù rút ra là một hành động đau lòng, nhưng cuối cùng thì rời cuộc chơi từ bây giờ để ngăn chặn không mất mát thêm sẽ có lợi hơn là đợi đến khi tất cả chỉ là số 0. Trong đầu thập niên 1980, Warren đầu tư rất lớn vào ngành công nghiệp nhôm. Đây là một sai lầm, và khi ông nhận ra, ông đà ngừng đào thêm và leo ra. Hãy can đảm thừa nhận bạn sai lầm, hãy thừa nhận trước khi thần may rủi rỉ tai bạn rằng, bạn đã rỗng túi.

“Cái gì không đáng làm thì không cần làm tốt”

Nhiều người mất nhiều thời gian đổ công sức vào những công ty có nền tảng kinh tế yếu kém, đồng nghĩa tiềm năng tạo ra tiền cũng thấp. Vậy thì tại sao lại cố ắng cho một thứ mà không đem lại lợi ích cho bạn? tại sao lại phải học hỏi để làm tốt với một công ty yếu kém và sẽ chẳng bao giờ mang lại cho bạn tí tiền bạc nào? Nếu bạn thấy mình đang ở trên một chiếc thuyền không biết đi về đâu, bạn nên nhảy ra khỏi thuyền và tìm một chuyeencs khác đang hướng ra biển lớn để tìm kho báu lớn.

Đây là kinh nghiệm của Warren với lĩnh vực đầu tư dệt may. Cho dù nó có giỏi cách mấy, cho dù nó có áp dụng được nhiều sáng kiến đến mấy, hoặc cho dù nó nhận được thêm bao nhiêu vốn nữa, thì kết quả vẫn không thay đổi: các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài có thể sản xuất sợi vải với chi phí thấp hơn Mỹ. Nó trở thành một công cuộc đầu tư không đáng thực hiện, và như Warren nói, ông đã đau lòng dẹp nó sang một bên.

Nguồn: chiemtintaichinh

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề