[XOÁ MÙ TÀI CHÍNH]: 5 Bài học về tiết kiệm và đầu tư như sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới Havard
[XOÁ MÙ TÀI CHÍNH]: “5 Bài học về tiết kiệm và đầu tư như sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới Havard”
BÀI HỌC THỨ 1: “ĐỪNG ĐẶT HẾT TRỨNG VÀO CÙNG MỘT RỔ”
Ông bà ta đã nói “đừng đặt toàn bộ trứng vào cùng một rổ”, hàm ý nói đừng đặt toàn bộ tài sản của bạn vào cùng một kênh đầu tư (vì nhỡ may rổ trứng rơi thì sẽ mất hết toàn bộ trứng).
Lời khuyên ở đây là: bạn nên đầu tư vào nhiều kênh khác nhau. Và không những về số lượng, mà còn về cả độ khác nhau giữa các loại tài sản nữa.
BÀI HỌC THỨ 2: KHI VAY MƯỢN/ ĐẦU TƯ, NGHĨ VỀ LÃI SUẤT THỰC
Gỉa sử bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/ năm, trong khi lạm phát trong năm đó là 4%. Điều đó nghĩa là số tiền của bạn sẽ tăng lên 7% một năm, nhưng vật giá cũng đắt hơn 4%. Khi nói về sức mua của đồng, số tài sản của bạn trên thực tế chỉ tăng 7%-4% = 3% mỗi năm. Và đây là con số bạn nên nghĩ đến khi quyết định đầu tư hay vay mượn, thay vì nghĩ đến con số 7%.
Gỉa sử như các bạn cho bạn bè mượn tiền không lấy lãi, nhưng lạm phát lên đến 5% mỗi năm. Điều đó có nghĩa là trên thực tế, các bạn đã bị mất 5% số tiền cho mượn.
BÀI HỌC THỨ 3: TIỀN ĐỂ IM MỘT CHỖ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG MẤT.
Gỉa sử bạn có một số tiền X trong tay, và có thể vì quá sợ rủi ro, bạn chỉ giấu tiền dưới gối. Và bạn nghĩ: “nhờ không làm gì, mình cũng không tốn gì cả.”
Trong mảng đầu tư tài chính cá nhân: Không làm gì cũng là một dạng mất. Bạn mất đi cơ hội nhận được sinh lời từ các kênh đầu tư khác nhau.
Tất nhiên đầu tư sẽ có rủi ro, và tuỳ mức sợ rủi ro như thế nào bạn sẽ quyết định xem bao nhiêu phần trăm tài sản sẽ đặt vào các kênh rủi ro (như bất động sản hoặc cổ phiếu), và bao nhiêu phần trăm sẽ vào các kênh an toàn hơn (giữ tiền mặt, gửi tiết kiệm). Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua hẳn việc đầu tư, bạn có thể đang phải trả một chi phí cơ hội khá cao đấy.
BÀI HỌC THỨ 4: TRÁNH XA BONG BÓNG
Bong bóng kinh tế rất nguy hiểm, vì trước khi bong bóng vỡ, giá của hạng mục đầu tư tăng rất nhanh, tạo ra lãi lớn cho những nhà đầu tư. Bong bóng có thể xảy ra ở khắp nơi: bất động sản, chứng khoán, hoặc thậm chí các vật phẩm thông thường như gia súc hay vật nuôi.
Nếu bạn muốn đầu tư tiết kiệm bình thường, hãy tránh xa những cơ hội mà bạn nghi là bong bóng. Cụ thể hơn, bạn nên tự hỏi: giá trị của tài sản này đến từ đâu, và mức giá hiện tại của tài sản có xứng đáng với giá trị đó hay không.
BÀI HỌC THỨ 5: TRÁNH LỖI “ĐÂM LAO THÌ PHẢI THEO LAO”.
Gỉa sử bạn đầu tư vào một cổ phiếu, và giá cổ phiếu đang xuống mạnh. Vì sợ chốt lỗ, bạn quyết định giữ cổ phiếu ấy dù tình hình rất khó khả quan hơn. Con người hay sợ thua lỗ, đồng thời mang tư tưởng “Đâm lao thì phải theo lao.”.
Chính tâm lý này khiến người đầu tư đưa ra các quyết định ngược lại với lý trí, dẫn đến hậu quả là những phần lỗ đã có thể tránh được. Trong đầu tư, biết dừng đúng lúc là một chiến thuật khôn ngoan.
Nguồn: Tiendau .vn
Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm
Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn