fbpx

10 bài học đáng giá từ tỷ phú Charlie Munger thông qua quyển sách Damn Right!

Damn Right! – Vén bứt màn bí ẩn về vị tỷ phú Charlie Munger là quyển sách xoay quanh những sự kiện đặc biệt đã xảy ra trong cuộc đời đầy những bi kịch, khó khăn của tỷ phú huyền thoại Charlie Munger qua ngôi tự sự thứ 3 của Janet Lowe. 

Janet Lowe là 1 trong số người đặc biệt mà Charlie ủy quyền chắp bút viết về cuộc đời của ông, vì theo nghiên cứu thì Charlie không muốn người khác viết quá nhiều về cuộc đời của mình mà thay vào đó, nhắc đến ông, ông mong muốn được trao đi nhiều giá trị, kiến thức và sự hiểu biết của ông nhiều hơn cho mọi người.

Sau đây là 10 bài học được chiêm nghiệm và rút ra được dưới góc nhìn của độc giả:

Đừng làm gì khi không có gì đáng làm

Điều này cũng có nghĩa bạn nên tập trung vào những gì đáng để làm, tập trung cho những công việc quan trọng và tuân theo quy luật 80 – 20.

REVIEW DAMN RIGHT!: Giữa Charlie Munger và Warren Buffett, bạn chọn ai để “tầm sư học đạo”?

Warren Buffett và Charlie Munger cũng từng nói đầu tư cũng như là đánh bóng chày vậy, lúc nào thấy xác suất đánh trúng cao thì hãy vung chày, còn cảm thấy không thì nhùn lại.

Câu trích từ sách:

“Chìa khóa đến thành công trong đầu tư là có thể không làm gì trong 99% thời gian nhưng mà phải biết cách tối đa hóa cơ hội của mình trong 1% thời gian còn lại”.

Liên hệ thực tiễn rất là đúng, thông qua video anh Thái Phạm đã chia sẻ về những sự kiện diễn ra trong hành trình đầu tư của anh:

Đợt thị trường sụt giảm rất mạnh từ 19/1- 29/1, mọi người bán tháo vì sự kiện Covid diễn ra tăng chóng mặt tại Hải Dương, Hải Phòng,… Anh Thái có chia sẻ trước đó anh đã không làm gì trong 1 khoảng thời gian rất dài, cho đến ngày 26/1 – 29/1 thì anh Thái dồn hết công lực cho 1% thời gian cuối cùng của giai đoạn này, cụ thể là anh dùng hết số tiền mà anh Thái có được để “múc” vào thời điểm đó.

Tư duy khác biệt và nghịch đảo

Luôn luôn nhìn 2 mặt chứ không nên chỉ nhìn 1 chiều, luôn đặt câu hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tất cả kế hoạch của chúng ta sẽ bị sai lệch đi?”

Với Charlie Munger, ông bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của người bố làm thẩm phán của mình, ông luôn luôn mang tư duy nghịch đảo, tức có nghĩa là ông thường đi ngược lại với thị trường và tư duy phản biện của ông thường gây sự “khó chịu” cho người khác, chẳng hạn như là “Nếu đầu tư mất hết tiền thì sao? Nếu như kê hoạch này không đúng thì sao? Có 1 xác suất nhỏ nào đo mà mình bị mất tiền hay không?”

VD: Anh/chị trước khi mua 1 căn nhà bằng tiền vốn vay ngân hàng, anh chị đặt câu hỏi gì đầu tiên?

Các câu trả lời có thể là “Nếu mình mất việc gì sao?”, “Liệu mình mất việc thì mình còn đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng hay không?”, “Trong phương án xấu nhất thì bán cái gì đi để bù lỗ ngân hàng?”,…

Đọc sách hay là chết?

CM được mệnh danh là 1 cuốn sách di động, ông đọc 500 trang sách 1 ngày và thông thạo từ triết học, luật sư,… và chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của sách trong hành trình nâng cấp bản thân của mỗi người.

Luôn vượt qua nghịch cảnh

Ông có khuyên: 

“Trong cuộc sống, đôi khi có những cơn gió mạnh khủng khiếp và không công bằng, sẽ có những người vượt qua được nhưng 1 số khác thì không. Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống thì thái độ của Epictetus là tốt nhất, ông cho rằng tất cả cơ hội đã bỏ lỡ là cơ hội để làm tốt hơn, là cơ hội để học hỏi thêm 1 điều gì đó và đừng bao giờ để bản thân chìm trong sự thương hại, hãy dùng cơn gió đáng sợ đó để tạo ra 1 kiểu mẫu mang tính xây dựng”.

Khiêm nhường

Mặc dù ông là 1 người hay “chỉ trích” người khác, nhưng ông luôn là người khiêm nhường đối với những vấn đề mới mẻ cho dù ông biết rất rõ. Ông có nói: “Một cái đầu rỗng và một cái đầu chỉ đầy 1 nửa là 1 thứ mà bạn có thể nhét vào được trong cái đầu đó những kiến thức mới”.

Đây chính là bài học áp dụng được từ những người làm công ăn lương bình thường đến những người giữ những chức vụ cao có thể học tập và rèn luyện.

Tiền là công cụ chứ không phải mục đích sống

“Nếu bạn chỉ coi tiền bạc là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống thì điều đó là điều rất đáng buồn, bởi vì trong mắt của mọi người thì Charlie Munger không phải là người quan tâm đến tiền bạc, ông đam mê từ thiện, đam mê cho đi, thậm chí là ông đã quyên góp 60 triệu đô la cho đại học Stanford. Ông nói tiền rất quan trọng vì nhờ có tiền mà ông có được sự tự do nhưng theo ông, nhiều người đánh đồng tiền với ý nghĩa cuộc sống và kết quả là biến cuộc sống trở nên rất đáng buồn. Với ông, ông xem tiền là công cụ mang lại cho ông tự do để làm nhiều việc hơn mà thôi”.

Tìm kiếm những mối quan hệ tin cậy 

Ví dụ như trong cuốn sách này, ông có trình bày cách mà ông xây dựng mối quan hệ với người bạn chí cốt lâu năm của ông – Warren Buffett như thế nào. Charlie rất ghét nói về tiêu sử cuộc đời mình, nên là có rất ít quyển sách nói về cuộc đời ông mà ông thẩm quyền cho viết, do vậy những mối quan hệ đáng tin cậy trong cuộc đời của charlie được xây dựng rất cẩn trọng. Cũng chính vì vậy mà ông rất trân trọng những mối quan hệ trong cuộc sống của mình.

Review Damn Right: Warren Buffett nói gì về Charlie Munger?

Ông có lời khuyên được trích từ sách là: “Hãy học cách cho đi, bởi điều tốt đẹp nhất mà con người có thể làm là giúp người khác hiểu biết nhiều hơn”.

Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình

Ông đã từng chia sẻ với các sinh viên:

“Mối người trong số các bạn phải tìm ra tài năng của mình nằm ở đâu và bạn sẽ phải sử dụng lợi thế của mình, bởi lợi thế rất quan trọng. Nếu bạn cố gắng thành công trong những gì bạn kém nhất thì bạn sẽ có một sự nghiệp rất tệ hại, tôi gần như có thể đảm bảo điều đó”.

Trước khi làm việc tại Berkshire Hathaway thì ông là đồng sách lập ra công ty  luật của mình, khi ở cty luật thì ông có giúp các khách hàng của mình các quyết định đầu tư tốt hơn và ông không nghĩ là ông rời bỏ công ty luật cho đến khi người bạn lâu năm Warren Buffett  khuyên là ông nên làm như vậy. Bởi vì theo ông biết được tài năng và lợi thế của mình sẽ giúp được những khoảng đầu tư cá nhân tốt về thời gian, trí tuệ và sức lực. Warren Buffett cho rằng chỉ khi đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu và sở trường thì mới đầu tư tốt nhất thôi.

Nó tương tự như vòng tròn năng lực, mình biết được điểm mạnh của mình ở đâu thì nó sẽ  giúp bạn tập trung được vào điểm mạnh của mình. 

Cho phép bản thân sai lầm và học cách chấp nhận sửa sai

Charlie Munger thừa nhận ông học được rất nhiều từ việc buông bỏ những sai lầm: “Bạn có thể học cách mắc lỗi ít hơn những người khác và sửa lỗi nhanh hơn họ, một thực tế là không có một cuộc sống nào hoàn hảo đến mức không mắc sai lầm, không quan trọng bạn mắc bao nhiêu sai lầm và bao nhiêu lỗi, điều quan trọng nhất là cách bạn phản ứng với sai lầm này. Một phần quan trọng là khi nào nên từ đó một giá không hiệu quả và thật khó để buông bỏ khi bạn đã bỏ công sức và tiền bạc vào. Tuy nhiên 1 phần lý do mà tôi thành công so với hầu hết mọi người là vì tôi buông bỏ mà tôi yêu thích khi mà nó không khả thi”.

Theo đuổi đam mê và đấu tranh với những gì bạn yêu thích

“Giống như Warren Buffett, tôi khao khát làm giàu, không phải vì tôi muốn những chiếc xe Ferrari. điều tôi muốn ở giàu có đó là sự độc lập”.

Điều này cũng có ý nghĩa là bạn sẽ làm tốt hơn nếu bạn làm công việc mà bạn đam mê và có năng khiếu, theo như anh Thái Phạm có chia sẻ thì giả sử Warren Buffett chọn con đường múa ba lê thì chắc sẽ chẳng ai biết đến ông ấy cả.

Hy vọng rằng những bài học hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm động lực và kiến thức để phấn đấu trau dồi, rèn luyện và thành công trên hành trình đầu tư của mình.

 

Có thể bạn quan tâm

Damn Right! – Tác giả Janet Lowe

Những bài học “đắt giá” của bậc thầy Charlie Munger

Cánh tay phải của Warren Buffett

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề