fbpx

10 kinh nghiệm phân tích tài chính doanh nghiệp của Warren Buffett

Khi môt doanh nghiệp gặp phải những khó khăn ngắn hạn về kinh doanh hoặc tài chính, Warren Buffett thường nhìn vào lượng tiền mặt và những giấy tờ có giá để đánh giá sức mạnh tài chính có đủ để vượt qua những khó khăn ngắn hạn đó hay không.

10 kinh nghiệm phân tích tài chính doanh nghiệp của Warren Buffett
10 kinh nghiệm phân tích tài chính doanh nghiệp của Warren Buffett

Khi phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là phải đào sâu vào trong từng khoản mục, từng thuyết minh để xác định những điều ẩn sau con số.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin)

Một doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh và có bộ máy hiệu quả thì sẽ duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm liền.

Nếu Biên lợi nhuận gộp lớn hơn 30%, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn

Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, sự cạnh tranh đến từ đối thủ khác có thể bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp

Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 10%, khả năng cao doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh nào.

Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nhất quán và ổn định là chìa khóa quan trọng nhất đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh sẽ có các chi phí này biến động rất nhiều hàng năm so với lợi nhuận gộp.

Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp / lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, đây là một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt.

Nếu tỷ lệ này cao hơn 70%, doanh nghiệp đang kinh doanh trong 1 ngành nghề rất cạnh tranh và gần như không có lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt.

Chi phí nghiên cứu phát triển (R&D)

Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ những bằng sáng chế hoặc lợi thế từ công nghệ mới. Hãy lưu ý có thể một thời điểm nào đó lợi thế sẽ không còn nữa vì những phát minh sáng chế, hay công nghệ đó sẽ bị sao chép rất nhanh chóng.

Chi phí khấu hao

Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong ngành thường có tỷ lệ khấu hao/lợi nhuận gộp thấp hơn những doanh nghiệp khác trong ngành.

Chi phí lãi vay

Một doanh nghiệp có tỷ lệ lãi vay cao khi so sánh với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính thì sẽ có 2 tình huống:

+Doanh nghiệp ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng cơ bản lớn hàng năm để duy trì vị thế.

+Doanh nghiệp có tình trạng kinh doanh rất tốt và đang sử dụng đòn bẩy nợ vay cho hoạt động thâu tóm mua lại.

Đối với Warren Buffett, một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thường có rất ít, hoặc không có lãi vay. Mặc dù lãi vay phải trả của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề nhưng có tỷ lệ lãi vay thấp luôn có lợi thế cạnh tranh nhất định.

Lợi nhuận ròng

Bạn cần phải đánh giá xu hướng ổn định và tăng trưởng đều đặn, đồng nhất của doanh nghiệp qua từng năm.

Xu hướng lợi nhuận ròng khác với xu hướng EPS vì doanh nghiệp có thể pha loãng cổ phiếu hoặc mua lại cổ phiếu quỹ. Và tất nhiên, xu hướng EPS được ưu tiên hơn xu hướng lợi nhuận ròng.

Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu duy trì ở mức cao (trên 15%) trong nhiều năm thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh dài hạn nào đó.

Nếu tỷ lệ này thấp hơn 10% thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp (hoặc không có).

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Tiền mặt cao có thể được hiểu có tình huống sau:

+Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững và tạo ra nhiều tiền mặt liên tục

+Doanh nghiệp vừa có 1 khoản thu nhập bất thường nào đó

Nếu tiền và các khoản tương đương tiền nếu ở mức cao thường có 2 mặt:

+Mặt tích cực là có thể doanh nghiệp có 1 lợi thế cạnh tranh bền vững giúp hoạt động kinh doanh tạo ra tiền mặt liên tục

+Mặt tiêu cực là doanh nghiệp đang “bế tắc” trong việc tái đầu tư dòng tiền tạo ra, do đó không còn cách nào khác là gửi ngân hàng hoặc trả cổ tức tiền mặt cao cho cổ đông

Ngoài ra, tiền mặt cao cũng có thể doanh nghiệp vừa có 1 khoản dòng tiền bất thường nào đó.

Thông thường, có 3 cách để có 1 lượng dự trữ tiền mặt lớn, đó là:

+Phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu

+Bán tài sản lớn hoặc công ty con, hoặc công ty liên kết

+Hoạt động kinh doanh tạo ra tiền mặt nhiều hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt chi tiêu

Nhà đầu tư nên quan sát báo cáo tài chính ít nhất 5 năm để đánh giá chính xác nguồn tiền mặt được tạo ra từ đâu trong 3 cách trên.

Khi doanh nghiệp gặp phải những khó khăn ngắn hạn về kinh doanh hoặc tài chính, Warren Buffett thường nhìn vào lượng tiền mặt và những giấy tờ có giá dễ thanh khoản để đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp có đủ để vượt qua những khó khăn ngắn hạn đó hay không.

Khi đó, lượng tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn, trái phiếu và cổ phiếu có thanh khoản cao càng lớn thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể dễ dàng vượt qua khó khăn.

Các khoản phải thu

Khoản phải thu là một trong những khoản mục quan trọng nhất khi đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rất nhiều từ các khoản phải thu. Trong một ngành nghề có tính cạnh tranh cao, để có thể giữ được vị thế, nhiều doanh nghiệp thường có những chính sách chiết khấu cao hoặc chính sách thanh toán chậm cho những nhà phân phối, đại lý. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số, tuy nhiên các khoản phải thu cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Do đó, nhà đầu tư cần đánh giá sâu hơn về tỷ lệ các khoản phải thu/doanh thu của doanh nghiệp trong nhiều năm liền có ổn định không và có thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành không.

Hàng tồn kho

Khi đánh giá hàng tồn kho đối với những doanh nghiệp sản xuất, bạn nên chú ý đến những điểm chính sau:

Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thì sản phẩm của họ sẽ không cần phải thay đổi quá nhiều để chạy theo nhu cầu của khách hàng và vì thế sản phẩm sẽ rất khó trở nên lỗi thời.

Khi bạn muốn xác định những dấu hiệu của lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp sản xuất, nhà đầu tư nên đánh giá kỹ sự tăng trưởng đồng đều giữa hàng tồn kho và doanh thu.

Một doanh nghiệp có hàng tồn kho và doanh thu tăng trưởng đồng đều thể hiện doanh nghiệp luôn khách hàng mới, đơn hàng mới ổn định.

Một doanh nghiệp có hàng tồn kho tăng giảm đột biến thường thể hiện sự không hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho, hoặc hoạt động kinh doanh không thực sự hiệu quả.

Tài sản cố định hữu hình

Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững thường không tốn quá nhiều tiền đầu tư thêm tài sản nhưng vẫn có thể tạo ra được dòng tiền ổn định, đều đặn.

Ngược lại, những doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh thì luôn phải đầu tư lớn hàng năm cho tài sản cố định để duy trì năng lực sản xuất.

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có thể sử dụng dòng tiền hiện có để tài trợ cho việc mua mới tài sản cố định. Ngược lại, doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh sẽ phải tài trợ nhiều bằng nợ vay, do đó, biên lợi nhuận sẽ thấp hơn và sức khỏe tài chính cũng kém hơn.

Tóm lại

Ngạn ngữ cổ có câu: “Những con số thì không biết nói dối”. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy được những vấn đề bất thường trong Doanh nghiệp. Phân tích số liệu tài chính khi đọc BCTC là rất hữu ích, nhưng các nhà phân tích cần nhận thức rõ các vấn đề được đề cập bên trên và đưa ra các đánh giá cần thiết. Để hiểu thêm chi tiết, đây là hướng dẫn giúp bạn đọc báo cáo tài chính hiệu quả trong 3 bước tại đây

Hoai An Le (Theo Nguoiquansat)

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề