fbpx

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng Đô la Mỹ (USD) (Phần 1)

Giá trị của đồng Đô la Mỹ là một trong những chỉ số kinh tế toàn cầu quan trọng nhất hiện nay. Nhưng những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la và những sự kiện lịch sử nào có tác động lớn nhất lên giá trị của loại tiền tệ toàn cầu này?

Xét cho cùng, Mỹ có xu hướng tham gia vào phần lớn các cuộc khủng hoảng toàn cầu, Mỹ cũng được coi là một nhà lãnh đạo thế giới về quản lý các vấn đề ngoại giao, các mối quan tâm nhân đạo, chính trị. Vai trò của Mỹ trên trường quốc tế hiện nay như một nhà lãnh đạo thế giới, Mỹ biết điều đó, nhiều kẻ ghen tỵ nhưng vị trí này không hề dễ dàng một chút nào cả. 

Hoa Kỳ luôn luôn phải kiểm soát và quản lý hiệu quả các chính sách tiền tệ của chính mình. Bởi vì nếu giá trị của đồng đô la không được bảo vệ chặt chẽ, thị trường toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Giá trị của đồng đô la Mỹ duy trì một trạng thái cân bằng dựa cho sức khỏe của kinh tế Mỹ và cả kinh tế thế – và đó là tầm quan trọng của đồng đô la và nền kinh tế Mỹ.

Để chứng minh sự biến động của đồng tiền quan trọng này, chúng ta hãy tóm tắt lại mười sự kiện lịch sử đã ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ trong thế kỷ qua.

Thứ nhất, những ảnh hưởng bên ngoài nào có sức mạnh tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ?

Các nhà kinh tế có thể lập luận rằng có hơn 50 yếu tố có ảnh hưởng liên quan khi nói đến giá trị của đồng đô la Mỹ. Trong đó có mười hai nhân tố lớn (trong hình) – và mỗi nhân tố đóng một vai trò quan trọng trong giá trị của đồng đô la Mỹ trong vòng 100 năm qua.

Bong bóng nhà đất, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và sự cân bằng thương mại… tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất kinh tế của đồng đô la Mỹ.

Mười sự kiện sau đây sẽ phác thảo tính đa dạng và phạm vi của loại sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá trị của Đô la Mỹ.

1. Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 – Thị trường chứng khoán trở thành một đợt sale off vỉa hè!

Biến động của đồng đô la được châm ngòi bởi sự thiếu tự tin trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ.

Tất cả bắt đầu với một động thái được tính toán bởi nhà tài chính New York Otto Heinze vào chiều thứ Hai ngày 14 tháng 10 năm 1907. Heinze cố gắng ngăn chặn cổ phiếu của United Copper rớt giá – công ty Gross & Kleeberg buộc phải đóng cửa. 

Để phản ứng lại hành động đó, Sở giao dịch chứng khoán New York đình chỉ Otto Heinze và công ty Heinze’s State Savings Bank of Butte. Sau sự kiện đó hàng loạt các công ty có vay nợ từ ngân hàng của Otto Heinze cũng đóng cửa. Một số ngân hàng thuộc sở hữu của các cộng sự gần gũi của Heinze cũng bị đóng cửa.

Trong vòng vài ngày, thành phố New York như bị cắt hết tiền vậy, cho đến khi huyền thoại tài chính J.P Morgan đến và thuyết phục người mua trái phiếu cùng với ông. 30 triệu đô la trái phiếu đã được bán, giữ cho New York hoạt động. Các điểm khủng hoảng lớn đã được ngăn chặn nhờ J.P Morgan và các cộng sự, hiệu ứng gợn sóng nhẹ của khủng hoảng ngân hàng năm 1907 tuy ngắn ngày nhưng đã lan tỏa rất xa và để lại ảnh hưởng lâu dài trên toàn quốc. 

Thất nghiệp tăng từ 3% lên 8%. Sản lượng giảm 11% và nhập khẩu giảm 26%. Ngay cả số lượng cá nhân nhập cư vào Hoa Kỳ năm đó đã giảm xuống còn 750.000 người – giảm từ khoảng 1,2 triệu chỉ hai năm trước đó. Không cần phải nói, giá trị của đồng đô la đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Chiến tranh thế giới thứ nhất và những năm sau chiến tranh – Đô la Mỹ cưỡi tàu lượn siêu tốc

Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn được gọi là cuộc “Chiến tranh vĩ đại” hay đơn giản là “Chiến tranh thế giới”. Trải dài từ năm 1914 đến năm 1918 và cuối cùng kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 , cuộc xung đột sâu rộng này để lại những thiệt hại kéo dài ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ sau hiệp ước Versailles.

Trong cuộc chiến, quốc gia này đã chi tiêu nhiều hơn gấp ba lần so với số tiền thu được từ doanh thu thuế, bán trái phiếu và các dòng thu nhập khác. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ bị coi là một con nợ thay vì một chủ nợ và với vị thế con nợ thì nhà đầu tư dần coi Mỹ như một nơi ít ổn định hơn để đầu tư.

Điều này ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la làm nó bất ổn đối với các nhà đầu tư nước ngoài – tình cảm có thể làm giảm giá trị của đồng đô la một cách nhanh chóng. Khi các nhà đầu tư nước ngoài lưỡng lự đầu tư vào đô la Mỹ, họ cũng bán ra đô la Mỹ để mua những tài sản khác và họ giữ đồng tiền của chính nước họ – tăng giá trị đồng tiền của chính họ và làm giảm giá trị đồng đô la.

3. Vụ thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929 – Thời điểm tốt đã kết thúc

Biến động của đồng đô la được kích hoạt bởi thị trường vốn, cán cân thương mại và đầu tư, cơ cấu ngành của Hoa Kỳ.

Sau chiến tranh, Hoa Kỳ bước vào thời kỳ được gọi là “The Roaring 20”. Đây là thời điểm lạc quan không ngừng về tương lai của đất nước, về sự giàu có và dư thừa đặc trưng trong thập kỷ sôi động này trong lịch sử Hoa Kỳ. Thời gian dường như quá tốt đến nỗi một phần lớn lao động nông thôn đã chuyển sang các khu vực công nghiệp để tìm việc làm, dẫn đến tình trạng thiếu lao động nông nghiệp.

Sự chuyển dịch nhân lực này đã tác động mạnh đến ngành nông nghiệp nói chung và các chuyên gia cho rằng đây là một trong những động lực chính của cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1929. Thị trường chứng khoán New York đã sụp đổ vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, ngày nay được gọi là “Thứ Ba Đen Tối”.

Dĩ nhiên, chứng khoán thì tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ ngay lập tức và nghiêm trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài không ai có mong muốn tái phân bổ tài sản đầu tư tại một quốc gia đã giảm 25% giá trị thị trường chứng khoán chỉ trong khoảng thời gian 48 giờ.

Điều này đã làm giảm giá trị của đồng đô la và làm suy yếu Hoa Kỳ từ một viễn cảnh toàn cầu đặt chân trở lại thực tế. Tuy nhiên, một tác động phụ tích cực của việc định giá thấp hơn của đồng đô la Mỹ là sản xuất trong nước sau đó dễ bán hơn ở nước ngoài do chi phí ròng thấp hơn để sản xuất hàng hóa.

4. Sự khởi đầu của Thế chiến II – Chiến tranh thường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc dù chi phí bỏ ra là không nhỏ

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi chính trị toàn cầunền kinh tế trong nướcngành công nghiệp.

Thật sự thì người Mỹ không mặn mà lắm với Thế chiến II, cũng đúng thôi vì họ đã gánh chịu hậu quả quá nặng nề của Thế chiến I rồi. Phát triển kinh tế, ổn định lòng dân giờ đây là mục tiêu chính của Mỹ với cuộc Đại suy thoái gây ra tỷ lệ thất nghiệp ở mức 15% vào năm 1939, Mỹ không thể đủ khả năng chi tiêu cho một cuộc chiến nữa…Nhưng khi người Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, quyết định đi đến tham chiến là điều không tránh khỏi. Kèm theo đó là những tác động lên đồng đô la Mỹ là đáng kể.

Đầu tiên, một quốc gia trong chiến tranh thường tăng đáng kể sản lượng đạn dược, thực phẩm, hàng hóa lâu bền và các sản phẩm khác cần thiết cho các hoạt động chiến tranh. Điều này làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng niềm tin của người tiêu dùng – cả hai yếu tố này giúp tăng cường giá trị đô la.

Niềm tin của người tiêu dùng tăng đáng kể ngay thời điểm Mỹ mới tham gia cuộc chiến và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống gần như bằng 0. Cả nước hừng hực khí thế, tiến lên! Tuy nhiên đằng sau sự khí thế vẫn còn điều quan trọng cần lưu ý, đó là một quốc gia trong chiến tranh thường bị các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại. Trong trường hợp này, đầu tư nước ngoài đã giảm rất nhiều vì Mỹ tham gia Thế chiến II và việc vốn nước ngoài chảy khỏi Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của đồng đô la.

5. Suy thoái của những năm 1980 – Từ tiết kiệm và cho vay đến khủng hoảng dầu mỏ, những năm 80 là thời gian đồng Đô la Mỹ mất giá kinh khủng nhất

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi chính trịnền kinh tế quốc gia nước ngoàilãi suất

Nhiều nhà kinh tế học và lãnh đạo ngành công nghiệp đương đại khó có thể nhớ được sự biến động của những năm 1980 ở Mỹ. Bởi vì câu chuyện đã xảy ra khoảng 40 năm về trước rồi, hơi xa vời với chúng ta. Khủng hoảng những năm 1980 được đặc trưng bởi những biến động kinh tế nghiêm trọng, những biến động chính trị và lãi suất ngày càng tăng.

Đầu những năm 1980 đã chứng kiến một cuộc suy thoái toàn cầu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thêm dầu vào lửa bằng cách tăng lãi suất để dập tắt lạm phát cao. Phố Wall bốc hơi 500 tỷ, các cá nhân thì vô tư kí hợp đồng vay thế chấp dưới chuẩn lãi suất 18%, bạn hình dung được 18% nó lỡn cỡ nào khi vay tiền mua nhà không? Hầu hết các khoản vay thế chấp hiện nay trung bình khoảng 4%, nhưng không lâu trước đây chính sách tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất cho vay mua nhà lên các tầng cao gần 20%. Đỉnh điểm là tháng 6 năm 1982 là 21,5%.

Giá trị của đồng đô la Mỹ ngày càng giảm trong thời gian này, khi lạm phát đang tăng không cản nổi và hành động duy nhất mà FED có thể thực hiện là tăng lãi suất. Điều này đúng là giúp kiềm chế lạm phát trong thời kỳ suy thoái nhưng ở một phương diện khác, đó là câu chuyện các ngành công ô tô, ngân hàng và bất động sản, các hành động chính trị đối ngoại, như lệnh cấm vận dầu mỏ của Hoa Kỳ / Iran, gây thêm bất ổn ở Mỹ và tạo ra một tình huống khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này tiếp tục cản trở giá trị của đồng Đô la Mỹ – mặc dù nó đã tạo ra một sự thay đổi tích cực nhẹ trong cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Vào giữa những năm 1980, Mỹ bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, lãi suất bình thường hóa và thu nhập của công ty được cải thiện.

Nguồn: TraderViet/ onefinancialmarkets.com

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả

trên thị trường Forex – Kathy Lien

(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề