fbpx

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng Đô la Mỹ (USD) (Phần 2)

Giá trị của đồng Đô la Mỹ là một trong những chỉ số kinh tế toàn cầu quan trọng nhất hiện nay. Nhưng những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la và những sự kiện lịch sử nào có tác động lớn nhất lên giá trị của loại tiền tệ toàn cầu này?

Xem Phần 1 >> tại đây

6. Bong bóng thị trường chứng khoán những năm 1990 – Dotcom đã thất bại nhanh chóng và đưa Hoa Kỳ vào giai đoạn kinh tế đầy thử thách

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi kinh tế trong nước, bãi bỏ quy định và đầu cơ

Đầu đến giữa những năm 1990 là một giai đoạn đổi mới tuyệt vời. Khá sớm cụm từ “dot-com” lọt vào từ điển và Internet mở đường cho những thứ thực sự to lớn và mới mẻ. Như nấm mọc sau mưa, sự gia tăng nhanh chóng của các công ty start up Internet và mọi người đổ tiền đầu tư. Buzz!!! Hơn một nửa số công ty start up Internet sụp đổ chỉ sau vài năm. Các nhà đầu tư đã sai lầm khi đánh giá phần lớn giá trị cổ phiếu dựa trên tương lai họ vạch ra mà không dựa trên những gì thực tế họ đang có.

Lúc đó giá trị của đồng đô la giảm mạnh. Vàng đã tăng từ 438 đô la / ounce năm 1988 lên 344 đô la / ounce vào năm 1992. Một đô la trị giá khoảng 667 Bảng Anh vào năm 1989, nhưng chỉ trị giá 653 đô la vào năm 1992. Sự suy yếu của đồng đô la đã làm giảm đầu tư nước ngoài, nhưng đã cho phép Mỹ có một vị trí thuận lợi hơn một chút để cân bằng thương mại. Đây là thời điểm mà Hoa Kỳ đã ký một số hiệp định thương mại chủ yếu dựa trên giá trị đồng đô la Mỹ thấp.

7. 11/9 Khủng bố tấn công vào Tòa tháp đôi của Mỹ và gây ra biến động tài chính tồi tệ

Biến động của đồng đô la được kích hoạt bởi chủ nghĩa khủng bố, niềm tin của người tiêu dùng, chính trị

Chắc chắn vụ 11/9 là cuộc tấn công khủng bố khủng khiếp nhất trên đất Mỹ, sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 sẽ mãi mãi định hình tương lai của đất nước này. Khoảng ba nghìn người đã chết vào ngày này do cuộc tấn công khủng bố phối hợp vào thành phố New York, Lầu Năm Góc và những gì đã xảy ra ở Washington D.C quá nhanh và quá bất ngờ. Khi khói bụi lắng xuống và công dân Hoa Kỳ đang cố gắng chấp nhận những gì đã xảy ra thì hệ lụy liên quan tới hệ thống tài chính đã đến.

Chứng khoán Mỹ mất khoảng 1,4 nghìn tỷ đô la giá trị (năm 2001). Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,3% trong một tuần. Gần 32 triệu feet vuông không gian văn phòng Manhattan đã bị mất – phần lớn trước đây được khá nhiều công ty thuộc lĩnh vực tài chính thuê. GDP của thành phố New York giảm hơn 27 tỷ đô la. 18.000 doanh nghiệp nhỏ ở hạ Manhattan bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong vòng vài ngày sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu trả đũa các quốc gia được cho là đang nuôi dưỡng hoặc hỗ trợ khủng bố. Mỹ chi hơn 5 nghìn tỷ đô la cho cả hai hoạt động chiến đấu và an ninh quốc gia.

Tác động lên giá trị của đồng đô la là ngay lập tức. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng Mỹ đang tạo ra khoản nợ khổng lồ bằng cách chi tiêu quá nhiều tiền cho các hoạt động ở nước ngoài. Niềm tin của người tiêu dùng và tâm lý tích cực về quốc gia, giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1994. Con số thực tế giảm từ 97.0 vào đầu tháng 9 năm 2001 xuống 85.5 trong tháng 10 cùng năm.

8. 2005 Bão Katrina và Rita tàn phá đất nước và gây tổn hại về thể chất và tài chính cho đất nước

Biến động của đồng đô la phụ thuộc vào thiên tai, giá cả hàng hóa.

Năm 2005 là một năm thật sự thiên tai với Hoa Kỳ. Cơn bão Katrina trở thành một cơn bão tàn phá và gây tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ – với hơn 1.800 người chết liên quan trực tiếp đến cơn bão và hơn 108 tỷ USD thiệt hại về tài sản. 

Bão Rita đến một tháng sau đó và gây ra một đòn nặng nề cho cư dân miền Nam Hoa Kỳ, gây thiệt hại 12 tỷ USD và đưa số người chết từ cả hai cơn bão lên gần 2.000 người. Tiểu bang Louisiana bị ảnh hưởng nặng nề mất 5% dân số và các khu vực của thành phố New Orleans bị hư hại nặng đến nỗi không thể phục hồi.

Khi bầu trời đã trong xanh và các đánh giá thiệt hại đã hoàn tất, mức độ thiệt hại kinh tế thực sự còn ghê gớm hơn: 24% sản lượng dầu mỏ bị đình trệ, ngành lâm nghiệp mất khoảng 5 tỷ đô la doanh thu do đất rừng bị hư hại và các công ty bảo hiểm phải làm việc hết công sức để đền bù cho người dân biển Louisiana và Mississippi.

Cú đấm bão này tạo ra những lo ngại về kinh tế quốc gia và nó làm cho giá trị đồng đô la Mỹ sụt giảm nhanh chóng khi các nhà đầu tư lo ngại rằng những nỗ lực tái thiết kéo dài sẽ gây ức chế tăng trưởng trong nước. 

Mặc dù tác động lên đồng đô la vào thời điểm đó chắc chắn là do bão, ngoài ra còn có các yếu tố khác trong cùng thời gian này cũng tác động thêm đó là Cuộc bầu cử Nhật Bản đã đẩy giá trị của đồng Yên lên mức chưa cao từng thấy, Trung Quốc đang cải cách chính sách tiền tệ của họ và cuộc bầu cử của Đức đã gây ra một số bất ổn trong đồng Euro. Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng – đặc biệt là ở các tiểu bang vùng biển, đã giảm sút nghiêm trọng.

9. 2007 – Cuộc khủng hoảng tài chính quá nặng nề

Biến động của đồng đô la được kích hoạt bởi việc bãi bỏ quy định, niềm tin của người tiêu dùng, nhà ở.

Ở thời điểm đó bạn hoàn toàn có thuể mua căn nhà mà không cần có việc làm, không cần thế chấp gì cả. Thậm chí bạn hoàn toàn có thể khai gian về việc làm, tài sản hiện có mà chẳng ai kiểm tra. Các khoản vay này được gọi một cách trìu mến là các khoản vay “NINJA” – Không có thu nhập, Không có việc làm, ok hết!

Điều này tạo ra vô số những người mua nhà kém chất lượng, họ vay tiền mua nhà và không có khả năng trả nợ, bong bóng nhà đất đơn giản là rất dễ phình to và cũng rất dễ nổ.

Sự bất ổn trên thị trường bắt đầu xuất hiện khi các khoản thế chấp có lãi suất bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất nợ. Những người không có khả năng trả nợ bị thu hồi nhà, thị trường có một phen nháo nhào, giá nhà giảm mạnh. Ở một số thị trường bị ảnh hưởng lớn như Phoenix, Las Vegas, Florida và Nam California giá trị nhà giảm 70%.

Giá trị của đồng đô la bị ảnh hưởng đáng kể khi thị trường chứng khoán Mỹ bị lỗ kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp tăng gần gấp đôi từ 2008 đến 2009 và tổng nợ quốc gia của Mỹ tăng từ 63% GDP năm 2008 lên 103% vào cuối năm 2012. Giá nhà đất giảm khoảng 30% và giá trị ròng của các hộ gia đình Mỹ (bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận) giảm 15 nghìn tỷ đô la.

Giá trị của đồng đô la giảm khi niềm tin của người tiêu dùng đã chạm đáy. Vốn đầu tư nước ngoài lập tức chảy ra khỏi Mỹ, khi thế giới nhìn thấy Mỹ lao vào một cuộc suy thoái mà chắc chắn mất nhiều năm để vượt qua và chi tiêu của người tiêu dùng ở mức thấp do thất nghiệp gia tăng đáng kể.

10. Bernie Madoff và kế hoạch lừa đảo Ponzi trị giá 50 tỷ đô la

Madoff

Biến động của đồng đô la được kích hoạt bởi niềm tin của người tiêu dùng, những quy định sai lầm.

Hành vi phạm tội đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước khi công ty đầu tư của Bernard Madoff sụp đổ. Cuối cùng, người ta ước tính rằng Madoff đã chiếm đoạt hơn 65 tỷ đô la tiền của nhà đầu tư trong suốt quá trình làm việc với tư cách là một giám đốc đầu tư và chủ tịch của NASDAQ. Nạn nhân gồm những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư cá nhân cho tới các đại gia, đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg.

Tác động của vụ này trên thị trường chứng khoán là rất lớn và không chỉ ở tại Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị Madoff lừa, các khoản lỗ nước ngoài lên tới9 con số. Một số công ty mất gần một nửa số tài sản đầu tư của họ, trong khi những công ty khác phải đóng cửa hàng và thất bại hoàn toàn. Sự thiếu tự tin và ảm đạm lan tỏa trên thị trường chứng khoán đã làm cho giá trị cổ phiếu giảm và sự mất giá tương đối trên đồng đô la.

Dự báo tương lai – số phận của đồng đô la Mỹ là bao nhiêu?

Rất khó để tạo ra một dự đoán chính xác cho giá trị của đồng đô la Mỹ trong những năm tới, nhưng điều quan trọng là phải xem xét một vài yếu tố trong nước và quốc tế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền Mỹ trong thời gian tới:

• Chi tiêu chính phủ – Hoa Kỳ thực sự tốt trong việc tiêu tiền. Trên thực tế, Mỹ tiêu tiền tốt đến nỗi nợ quốc gia sẽ cận mốc 20 nghìn tỷ USD trong vòng 4-5 năm tới. Phần đáng sợ? Con số này chiếm khoảng 140% GDP của Mỹ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem đây là dấu hiệu của sự yếu đuối và có thể làm giảm giá trị của đồng đô la.

• Các vấn đề trong khu vực đồng tiền chung châu Âu – nền kinh tế Châu Âu đang phải gánh chịu rất nhiều. Điều này có thể tác động tiêu cực đến cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và thị trường nước ngoài. Nếu tiền tệ ở các quốc gia khác bắt đầu giảm giá, điều này làm cho các sản phẩm do Mỹ sản xuất tương đối đắt hơn – làm tổn hại đến sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

• Tăng trưởng chậm trong nước – Giá trị của đồng đô la sẽ bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm ở Mỹ. Với GDP không được khởi sắc lắm thì sự mất cân bằng của nợ tăng và giảm năng suất có thể làm giảm giá trị đồng đô la trong ngắn hạn.

Nguồn: TraderViet/ onefinancialmarkets.com

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả

trên thị trường Forex – Kathy Lien

(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề