fbpx

101 lời khuyên tài chính cá nhân: Theo bạn “Tiền là gì?”

Tự do tài chính là một hành trình dài đòi hỏi bạn cần có kiến thức và kế hoạch để bắt đầu? Vậy tiền là gì? Bản chất của tiền là gì và có phải “Tiền Là Tiên Là Phật? Là Sức Bật Của Lò Xo? Là Thước Đo Lòng Người” hay không? 

Nội dung bài viết này được trích từ cuốn sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm, cuốn sách được viết bởi nhà đầu tư, chuyên gia tài chính có hơn 17 năm kinh nghiệm trên TTCK, cuốn sách cung cấp 101 bài học vỡ lòng và thông thái giúp bạn từng bước xây dựng cho tương lai tài chính thịnh vượng của chính bạn.

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng: Tiền – thứ bạn luôn luôn cần và mong muốn có được là gì chưa?

– Tiền là giấy?

– Tiền là thứ bạn cống hiến cả đời cho nó?

– Tiền là thứ được thừa kế lại?

Thực ra mỗi người sẽ có cách nhìn nhận và định nghĩa riêng về tiền, thông thường chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nơi chúng ta sinh ra, hoặc rộng hơn là môi trường sống.

Một người không may mắn sinh ra trong một gia đình không khá giả, họ thường không có cái nhìn rõ ràng về tiền và đôi khi sẽ có những cái nhìn tiêu cực về nó.

Họ dành tuổi thơ và cuộc đời để kiếm tiền và mưu sinh. Nhưng ngược lại, có những người may mắn hơn đã sinh ra trong một gia đình giàu có, họ xem tiền là công cụ. Từ bé, họ đã được dạy làm sao để tận dụng công cụ đó một cách hiệu quả.

Về cơ bản, suốt 12 năm đèn sách ở bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, chúng ta chưa thấy môn nào dạy về quản lý tài chính, tiền bạc.

Có thể bạn từng được dạy rằng trong chuyện cổ tích, người giàu là người xấu, người giàu là người keo kiệt bủn xỉn và thường có cái kết không có hậu. Dù vô tình hay hữu ý, điều này sẽ vô thức dạy cho bọn trẻ rằng chúng không muốn trở thành người giàu!

Và bạn biết đấy, trẻ em là một tờ giấy trắng, một khi tờ giấy đó bị tác động bởi những vết mực, dù có bôi sạch đến đâu cũng sẽ khiến tờ giấy trở nên lem luốc.

Có phải bạn đã quá quen với việc bố mẹ “động viên” rằng: “Con ơi, cố gắng học cho giỏi, kiếm một công việc có mức lương khá rồi bố mẹ để cho mảnh đất cưới vợ, sinh con”.

Những thứ đó là sai, là hoàn toàn sai!

Lời khuyên 1 trích dẫn từ cuốn sách 101 lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Nếu trong đầu bạn lúc nào cũng nghĩ rằng: Tiền đơn thuần là mức lương kiếm được hàng tháng thì bạn đã nhầm, nó còn hơn thế – vì bạn đang dùng tiền để đánh đổi một thứ quan trọng nhất cuộc đời của bạn, mà nếu bạn để nó trôi qua vô nghĩa, bạn sẽ chẳng bao giờ lấy được – đó chính là thời gian.

Bạn không thể cứ đi làm hàng tháng với mong muốn rằng bạn sẽ kiếm được tiền đều đặn như vậy cho đến cuối đời, vì bạn đang lãng phí thời gian của chính mình.

Mỗi một đồng bạn sẽ tiêu phụ thuộc vào số tiền bạn kiếm được trong một thời gian nhất định nếu bạn không nhân đôi, nhân ba số tiền đấy với một khoảng thời gian ngắn hơn, thì bạn chỉ đang cố gắng cân bằng số tiền bạn kiếm và số tiền bạn chi.

Sau đó, bạn sống đến cuối đời trong tình trạng cân bằng thu chi đó.

Để tôi minh họa cho bạn rõ hơn: Giả sử mức lương kha khá của bạn là 15 triệu đồng và bạn mới ra trường ở tuổi 22.

Sau một năm, bạn có 200 triệu đồng, và đều đặn như vậy, không thất nghiệp, không phá sản.

Mỗi năm lương của bạn tăng 10%, bạn sống tốt đến 72 tuổi thì phải mất 50 năm, bạn mới có thể kiếm được 24 tỷ đồng.

Đó là chưa kể lạm phát sẽ bào mòn sức mua của đồng tiền, và trong viễn cảnh đẹp rằng bạn không bị ốm, bạn không lập gia đình, ba mẹ bạn đạt tới trạng thái sức khỏe hoàn hảo.

Bạn đã hiểu ra rồi chứ? Trừ khi bạn ăn bánh mì vụn liên tục mười mấy năm trời, thì đến 72 tuổi bạn sẽ đạt được tự do tài chính với 24 tỷ đồng trong tay.

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa bạn và những tỷ phú? Sự thật là họ hiểu về tiền sớm hơn bạn, họ tham gia “cuộc chơi” này sớm hơn bạn.

Chất lượng đời sống tinh thần được xây dựng trên nền tảng đủ đầy về mặt vật chất. Khi còn nghèo đói, chúng ta phải loay hoay trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền, chẳng có thời gian để nói chuyện văn minh.

Nhưng khi đời sống vật chất tốt lên, trình độ văn hóa cũng được nâng cao, sự văn minh cũng dần dần được cải

thiện. Thế nên muốn đạt được trạng thái tự do tự tại làm chủ mọi khía cạnh của cuộc sống, bạn phải đạt được sự tự do về mặt tài chính trước đã.

Bởi lẽ, tiền dù không thể giải quyết được mọi vấn đề, nhưng không có tiền, rất nhiều vấn đề sẽ không được giải quyết. 

Nguồn: Trích sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm

Happy Live Team tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề