fbpx

101 lời khuyên tài chính: Tại sao người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng…

Sự tàn khốc của thương trường, là môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát ᴠọng làm giàu đều phải tiếp nhận. Với lời khuyên tài chính thông qua câu chuyện làm giàu của người Do Thái, bạn sẽ có góc nhìn mới về niềm tin sai lệch “người giàu keo kiệt, và là ác quỷ”.

101 lời khuyên tài chính: Tại sao người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng...
101 lời khuyên tài chính: Tại sao người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng…

Người Do Thái có một câu chuyện rất phổ biến, đại ý thế này:

Ngày xưa, có hai thành niên trẻ tên là Gross và Erlich, họ cùng sống trong một thôn và là những người bạn thân thiết nhất của nhau. Vì sống ở vùng nông thôn hẻo lánh nên việc mưu sinh không hề dễ dàng, họ liền hẹn nhau đến nơi khác lập nghiệp. Vậy là hai người bán hết đất đai nhà cửa, đem theo tất cả gia tài và mỗi người một chú lừa đi lập nghiệp. Đầu tiên, họ tới một nơi sản xuất vải lanh, Erlich nói với Gross: “Ở quê chúng ta, vải lanh rất đáng tiền. Chúng ta đem tiền đổi lấy vải lanh, rồi mang về quê bán, chắc chắn sẽ có lợi nhuận”. Gross đồng ý, hai người mua vải lanh rồi buộc chặt lên lưng lừa.

Tiếp đó, họ tới một nơi sản xuất da, ở đây vừa hay thiếu vải lanh, Erlich liền nói với Gross: “Da ở quê chúng ta còn đáng tiền hơn, chúng ta đối vải lanh lấy da, như vậy sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nữa!”. Gross nói: “Không cần đâu, vải lanh đã được buộc chắc chắn trên lưng lừa rồi, giờ tháo ra buộc vào mệt lắm!”. Erlich liền đổi đống vải lanh của mình sang da, lại còn được thêm một khoản tiền, còn Gross vẫn chỉ có một chú lừa với đống vải lanh trên lưng.

Họ tiếp tục tới một nơi sản xuất dược liệu, ở đây thời tiết khắc nghiệt, vừa hay đang thiếu da và vải lanh, Erlich lại nói với Gross: “Dược liệu ở quê mình còn đáng tiền hơn, cậu đổi vải lanh lấy dược liệu, tôi đổi da lấy dược liệu rồi mang về quê bán, nhất định sẽ được khối tiền”. Gross vỗ vỗ vào đống vải lanh trên lưng lừa nói: “Thôi, vải lanh đang buộc chắc trên lưng lừa rồi, hơn nữa cũng đi được một đoạn đường dài như vậy rồi, giờ gỡ ra phiền lắm”. Erlich đem đổi da của mình lấy dược liệu, lại được thêm một khoản tiền nữa.

Còn Gross vẫn chỉ có đống vải lanh và chú lừa. Sau này, họ tới một nơi sản xuất vàng, nơi đây vừa hay thiếu vải lanh và dược liệu. Erlich nói với Gross: “Ở đây giá vải lanh và dược liệu rất cao, vàng lại rẻ, vàng ở quê chúng ta vô cùng đắt đỏ, chúng ta đem đối vải với dược liệu sẽ không còn phải lo ăn lo mặc nữa”. Gross lại một lần nữa từ chối: “Thôi thôi, vải lanh đang buộc rất chắc trên lưng lừa, tôi không muốn tháo ra tháo vào”.

Erlich lại đổi thuốc lấy vàng và lại kiếm thêm được một khoản tiền nữa, còn Gross vẫn chỉ có một con lừa với đồng vải lanh. Cuối cùng, hai người họ về tới quê hương, Gross đem vải lanh đi bán, chỉ có thêm được một chút lợi nhuận, so với những khó khăn vất vả mà Gross bỏ ra thì không đáng là bao. Còn Erlich, không những đem về thêm được một khoản tiền kha khá, mà còn đem vàng đi bán, trở thành người giàu có nhất vùng.

Bài học rút ra: 

Sự tàn khốc của thương trường – môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát vọng làm giàu đều phải tiếp nhận, không muốn tiếp nhận thực tế tàn khốc này, tốt nhất đừng nghĩ tới thành công.

Làm bất cứ việc gì đừng bao giờ cố chấp, bảo thủ, phải học cách biến hóa và ứng biến trước mọi tình huống. Chỉ khi bạn mang tư duy của một người biết làm giàu, nhanh nhạy, luôn biến hóa, bạn mới có thế giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà mình gặp phải, đổi mới góc nhìn sự việc, bạn sẽ phát hiện ra những thu hoạch khác nhau của cuộc đời.

Thật ra, người giàu không hề keo kiệt, họ luôn trao đi giá trị để nhận về sự làm giàu trong tinh thần và tâm hồn, những thứ vô hình mà không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Có một câu nói mà tôi cảm thấy rất hay: “Người nghèo thích miễn phí, trong khi người giàu không ngại trả phí”. Trong tác phẩm “Sử ký” có câu: “Sự thịnh vượng của thế giới là vì lợi nhuận; và sự hối hả, nhộn nhịp của thế giới cũng là vì lợi nhuận”.

Theo đuổi sự giàu có không hề sai, vì không ai trong chúng ta không mong muốn mình có một cuộc sống giàu có, vì mình chính là vạch xuất phát của con mình. Tuy nhiên, nếu tư duy về sự giàu có bị sai lệch, thì điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, có thể đau đớn hơn cả việc mất tài sản. Cụ thể là vấn đề càng giàu càng keo kiệt, giả sử bạn có một khoản tiền lớn, nếu cứ mãi ôm khư khư, bạn sẽ ôm khoản tiền như vậy đến già, chưa kể đến lạm phát luôn tăng. Nhưng nếu bạn có một khoản tiền lớn, bạn biết san sẻ và chia đều để đầu tư cho bản thân, đầu tư sinh lời và từ thiện đúng nơi đúng chỗ, tôi tin chắc bạn sẽ có nhiều hơn lúc ban đầu.

*Xem thêm các lời khuyên tài chính khác tại đây.

Nguồn: Trích sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm / Happy Live Team tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề