15 quy tắc cơ bản nhất mà bạn cần nhớ về Bollinger Bands
Danh sách 15 quy tắc cơ bản khi sử dụng Bollinger Bands được đúc kết ở phần cuối quyển sách Bollinger on Bollinger Bands.
Cuốn sách trình bày một khung hỗ trợ ra quyết định dựa trên tính tương đối. Nó sẽ giúp bạn đứng vững trong nhiều năm trên thị trường chứng khoán. Kể cả khi thị trường thay đổi, các nền kinh tế thay đổi, các nhà đầu tư và tất cả những thứ còn lại cũng sẽ thay đổi.
Sau đây là các quy tắc:
1. Bollinger Bands sẽ cung cấp định nghĩa tương đối về thế nào là cao hay thấp.
2. Định nghĩa tương đối đó có thể được sử dụng để so sánh hành động giá với hành động chỉ báo, từ đó đi đến các quyết định mua và bán một cách nghiêm ngặt.
3. Các chỉ báo phù hợp có thể được lựa chọn từ nhóm các chỉ báo động lượng, khối lượng giao dịch, tâm lý, dữ liệu liên thị trường,…
4. Sự biến động và xu hướng đã được phản ánh trong quá trình xây dựng Bollinger Bands, do đó việc chỉ sử dụng Bollinger Bands để xác nhận hành động giá sẽ không được khuyến khích.
5. Các chỉ số được sử dụng để xác nhận không được liên quan trực tiếp đến nhau. Hai chỉ số có cùng một lượng thông tin đầu vào, cho cùng một dự báo sẽ không có tác dụng tăng tính xác thực.
6. Bollinger Bands có thể được sử dụng để làm rõ các mô hình giá như mẫu hình đỉnh M hoặc mẫu hình đáy W, mô hình đà tăng/giảm,…
7. Giá có thể thực hiện việc “đi bộ bên trong Bollinger Bands”, khi đi lên giá sẽ liên tục chạm Bollinger Bands trên và khi đi xuống giá sẽ liên tục chạm Bollinger Bands dưới.
8. Việc giá đóng cửa bên ngoài Bollinger Bands có thể là tín hiệu tiếp tục xu hướng, không phải là tín hiệu đảo chiều.
9. Tham số mặc định thiết lập Bollinger Bands là 20 phiên để tính toán đường trung bình động, và độ lệch chuẩn là hai lần để thiết lập độ rộng dải (BandWidth). Các thông số này cần điều chỉnh theo thực tế để phù hợp với điều kiện thị trường, loại cổ phiếu hoặc nhiệm vụ cụ thể mà bạn muốn Bollinger Bands giải quyết cho bạn.
10. Đường trung bình động (dải giữa) không phải là điểm cung cấp mức kháng cự và hỗ trợ quá mạnh. Thay vào đó, nhiệm vụ chính của đường trung bình động là mang tính mô tả xu hướng trung hạn.
11. Nếu kéo dài thời gian tính đường trung bình, chỉ số độ lệch chuẩn cần phải được tăng lên cho phù hợp. Ví dụ từ mức 2 khi sử dụng đường trung bình 20 phiên lên 2,1 khi sử dụng đường trung bình 50 phiên. Tương tự như vậy, nếu rút ngắn đường trung bình, thì chỉ số độ lệch chuẩn cũng sẽ giảm theo cho phù hợp, từ 2 khi sử dụng đường trung bình 20 phiên xuống 1,9 khi sử dụng đường trung bình 10 phiên.
12. Bollinger Bands được xây dựng dựa trên một đường trung bình động đơn giản. Đường trung bình động đơn giản cũng được sử dụng trong tính toán độ lệch chuẩn, vì vậy bạn nên sử dụng đường trung bình động đơn giản khi sử dụng công cụ Bollinger Bands để có sự nhất quán về mặt logic.
13. Hãy cẩn thận khi đưa ra các giả định thống kê dựa trên việc tính độ lệch chuẩn khi xây dựng các dải. Kích thước mẫu trong hầu hết trường hợp sẽ là quá nhỏ để có ý nghĩa thống kê và phân phối liên quan hiếm khi là phân phối chuẩn.
14. Các chỉ số có thể được chuẩn hóa với %b, điều này sẽ giúp loại bỏ các mức ngưỡng cứng nhắc của các chỉ số.
15. Cuối cùng, giá chạm các dải không mang tín hiệu mua hoặc bán. Khi giá cổ phiếu chạm dải trên không có nghĩa nó là một tín hiệu bán. Và ngược lại, khi giá chạm dải dưới không có nghĩa đó là một tín hiệu mua.
THÂU TÓM ĐIỂM VÀO LỆNH TỐI ƯU – TỪ CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS