fbpx

Bollinger Bands: Đi bộ trên dải băng (Walking the Bands)

Chúng ta đã nói về đỉnh và đáy, nhưng với những xu hướng bền vững thì sao? Một sai lầm thường thấy khi sử dụng Bollinger Bands đó là bán một cách mù quáng khi giá chạm dải trên và mua một cách mù quáng khi giá chạm dải dưới.

Đi bộ trên dải băng (Walking the Bands)

Nếu chúng ta không là một phần của các mẫu hình lớn hơn hoặc không được xác nhận bởi các chỉ báo, thì trong thực tế, chúng ta có thể tiếp cận dải trên mà giá vẫn tiếp tục tăng và ngược lại. Hoàn toàn không có gì chắc chắn khi giá tiếp cận kênh trên hoặc dưới sẽ là một tín hiệu hành động.

Sau đây là một ví dụ điển hình về lý do tại sao khi giá tiếp cận một dải trên mặc dưới của Bollinger Bands không nhất thiết phải là một tín hiệu mua hoặc bán đến từ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Vào tháng 6 năm 1998, sau một đợt điều chỉnh lớn đã diễn ra. Chúng tôi nhận thấy mức giá đã thoát khỏi mức thấp nhất vào tháng 10/1998.

bollinger-bands-di-bo-tren-dai-bang-walking-the-bands-happy-live-1
Chỉ số S&P 500 với Bollinger Bands, mùa thu năm 1998 -mùa xuân 1999. Một thời gian dài với các phiên có giá tiệm cận dải trên, dải dưới gần như không bao giờ bị chạm vào

Khi quá trình điều chỉnh hoàn tất và hình thành đáy mẫu hình W8, chỉ số S&P500 đã bước vào một giai đoạn phục hồi mạnh mẽ kéo dài trong cả năm sau đó. Giai đoạn này đặc trưng bởi rất nhiều phiên mức giá chạm dải trên. 

Tuy nhiên không có phiên nào trong số đó mang tín hiệu bán – ít nhất là đối với những nhà đầu tư trung hạn. Một loạt phiên chạm vào dải băng như vậy gọi là giai đoạn “Đi bộ trên dải băng” (Walking the band) và đó là một quá trình xảy ra thường xuyên khi xu hướng tăng hoặc giảm được duy trì ổn định.

Trong một xu hướng tăng giá ổn đinh, đặc trung của biểu đồ lúc này sẽ là một loạt các phiên có giá tiếp cận dải trên, và thường đi kèm với một số ngày mà giá đóng cửa, thậm chí nằm bên trong dải. Trong một xu hướng giảm giá ổn định, đặc trưng sẽ là một loạt những phiên có giá tiếp cận hoặc cắt qua dải dưới.

Những mức giá đóng cửa nằm bên ngoài dải lúc này lại là tín hiệu tiếp tục xu hướng, không phải là tín hiệu mua vào. Chúng ta có thể là phần đầu của một mẫu hình dẫn đến đảo chiều, nhưng bản thân chúng thường không có nghĩa cho việc đảo chiều xu hướng sẽ xảy ra ngay lập tức. Thông thường, một mẫu hình sẽ bắt đầu với một đỉnh hoặc một đáy được xảy ra bên trong các dải tạo ra tín hiệu, nhưng một mẫu hình như vậy có thể sẽ không xảy ra cho đến khi nhiều tín hiệu tiếp tục được tạo ra và xác nhận mẫu hình.

Những dạng mở của các chỉ báo khối lượng (sử dụng mốc 0 làm tham chiếu) – đặc biệt là chỉ báo Intraday Intensity (II) hoặc chỉ báo A/D ( Accumutation Distribution) – rất hữu dụng trong việc chuẩn đoán khi giá đang trong giai đoạn “Đi bộ trên dải băng (Hình 14.3).

bollinger-bands-di-bo-tren-dai-bang-walking-the-bands-happy-live-2

Đó là bởi vì các chỉ báo này mô tả xu hướng dễ dàng hơn so với dạng bộ dao động khi thị trường đang có xu hướng. Để nâng cao hiệu quả, hãy vẽ biểu đồ II hoặc đường A/D trong cùng một biểu đồ với diễn biến giá, và những thang đo riêng biệt.

Dạng đóng của chỉ báo II và A/D rất hữu ích, trong đó các lần chạm phải đi kèm với hành động tương tự của chỉ báo. Các lần chạm đi kèm với hành động đối lập của chỉ báo II 21% là tín hiệu liên quan đến việc kết thúc một xu hướng. Đặc biệt chú ý đến các phân kỳ nhỏ. Hãy lưu ý khi chỉ số đi vào vùng lân cận của mức cao trước đó.

VÍ Dụ nếu chỉ số II theo phần trăm trong 21 ngày liên tục đi vào phạm vi 20% và có xu hướng thấp dần sau một đợt tăng, thì đợt tăng tiếp theo khi tiếp cận 19% hoặc 20% có thể là một cảnh báo, nó chưa hẳn là một tín hiệu bán – ít nhất là chưa. Các phân kỳ đầu tiên thường chỉ là các cảnh báo và sẽ được tiếp nối bởi các phân kỳ rõ ràng, có ý nghĩa hơn về sau nếu đỉnh hoặc đáy đang hình thành.

Nếu mức trung bình được lựa chọn phù hợp với cổ phiếu – mô tả xu hướng trung hạn của cổ phiếu – thì thông thường nó sẽ có xu hướng đóng vai trò nhưng ngưỡng hỗ trợ trong quá trình liên tiếp đi lên hoặc ngưỡng kháng cự trong quá trình liên tiếp đi xuống dải bảng (Hình 14.5).

Đây có thể là điểm mua mở vị thế, điểm mua bổ sung hoặc điểm kiểm tra xu hướng hoàn hảo. Đối với tại đỉnh những điểm này mang lại tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận tuyệt vời, vì bạn sẽ  biết khá nhanh nếu bạn sai và tiềm năng nếu bạn đúng là rất lớn.

Thường thị một nhịp lên hoặc xuống trong dải băng sẽ bao gồm 3 đợt. Đặc điểm này đã được đề cập trong nhiều lý thuyết nổi tiếng, bao gồm cả lý thuyết sóng của R.N.Elliott, trong đó gợi ý rằng 3 đợt tăng hoặc 3 đợt giảm, xen kẽ bởi các đợt điều chỉnh là một mô hình điển hình của một xu hướng (Hình 14.6). Chúng ta có thể mong đợi sau khi cổ phiếu đã hoàn thành 2 đợt tăng và 1 đợt điều chỉnh. Mặc dù đây là những hướng dẫn hữu ích có thể giúp dự đoán diễn biến tiếp theo của thị trường, nhưng chúng ta sẽ không đúng một cách tuyệt vời, vì số đợt tăng/giảm trong một xu hướng thường sẽ không chính xác 100% là 3, thường sẽ lớn hơn 3. Khi đó trường hợp có sự suy yếu về khả năng giá sẽ vượt ra ngoài dải băng thường sẽ cảnh báo rằng đã tăng hoặc giảm đang suy yếu dần.

Có một lưu ý quan trọng khi sử dụng các nguyên tắc của lý thuyết sóng Elliott là chúng ta không nên quá cứng nhắc với chúng. Luôn theo sát với những gì thực sự diễn ra trên thị trường, thay vì chỉ tập trung vào những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra tiếp theo. Tính kỷ luật quá cao, quá cứng nhắc và bảo thủ sẽ khiến bạn bỏ qua những diễn biến quan trọng của thị trường và từ đó làm hao mòn lợi nhuận của bạn.

Mặc dù không phải là chủ đề của cuốn sách này, nhưng các phương pháp tiếp cận như của R.N. Elliott hoặc W.D. Gann thực sự chứa đựng nhiều giá trị. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu có thể, bạn hãy thử nghiên cứu và áp dụng các lý thuyết này, chúng là quả nghiên cứu dựa trên quan sát lâu dài về thị trường và chứa đựng rất nhiều chất xám của tác giả. Nhưng hãy nhớ, sử dụng chúng một cách không ngoan và cẩn thận. 

Các thị trường luôn vận động và chúng không bao giờ lặp lại một cách chính xác hoàn toàn. Vì vậy một quy tắc đúng trong một thị trường này sẽ không vận hành chính xác hoàn toàn trong một thị trường khác, đôi khi các quy tắc cũng bị phá vỡ, khiến những người tuân theo chúng một cách cứng nhắc mà không có sự am hiểu bản chất của công cụ sẽ đưa ra những quyết định sai lầm.

Không có một câu trả lời chung và đơn giản để có thể giải đáp tất cả các vấn đề về đầu tư. Đầu tư là một công việc khó khăn và phức tạp. Nó đã và đang sẽ luôn như vậy. Một hệ thống hoặc phương pháp đơn giản là không đủ. Giữa những đợt sóng tăng luôn xen kẽ những đợt sóng giảm và ngược lại. Ngay cả đối với diễn biến giá trong ngày, nếu bạn quan sát kỹ, bạn cũng sẽ thấy một ngày tăng giá không có nghĩa diễn biến giá sẽ tăng từ đầu ngày đến cuối này, trong một bức tranh lớn sẽ có nhiều bức tranh nhỏ có thể chứa thông tin quan trọng. 

Các thiết lập tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận ngay từ ban đầu sẽ là một định hướng quan trọng giúp bạn kiểm soát các khoản đầu tư của mình. Kết hợp với việc sử dụng các dữ liệu phụ trợ và các công cụ phân tích để cải thiện độ tin cây là điều quan trọng không kém. Chỉ cần nhớ là hãy cẩn thận về những gì bạn sử dụng và hãy dảm bảo bạn hiểu rõ cách sử dụng chúng.

Mọi ý tưởng được trình bày trong trong bài viết này đều có thể định lượng và chúng tôi khuyến khích bạn cũng làm như vậy, hãy tìm cách định lượng của các công cụ của mình khi bạn sử dụng chúng. Thật vậy, quá trình định lượng là bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin dẫn đến thành công. Tại sao chúng tôi lại khuyến khích bạn tự định lượng cho các công cụ của mình thay vì tuân theo một cách cứng nhắc các nguyên tắc và sự định lượng của chúng tôi.

Đó là bởi vì bạn là người quyết định tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận như thế nào phù hợp với bản thân. Chỉ bạn mới biết, liệu một cách tiếp cận có phù hợp với bạn hay không. Khi bạn chưa thực sự áp dụng các phương pháp vào thực tế, bạn sẽ dễ dàng giả định rằng mình sẽ vận hành hệ thống ra sao, sẽ hành động như thế nào, nhưng khi áp dụng trong thực tế, chịu nhiều yếu tố tác động từ hoàn cảnh, tâm lý, bạn mới biết được rằng thực tế khi vấn đề xảy ra, mình sẽ suy nghĩ và hành động ra sao. 

Một hệ thống có thể là quá mạo hiểm và rủi ro đối với người này, nhưng đồng thời cũng có thể bị đánh giá quá chậm và an toàn đối với người khác. Vì vậy con đường dẫn đến thành công duy là hãy nghiên cứu những ý tưởng được trình trong cuốn sách Bollinger Bands này, chọn ra những ý tưởng phù hợp với bạn, sau đó kiểm chứng chúng trên cổ phiếu mà bạn giao dịch, theo cách bạn giao dịch và xem liệu chúng có phù hợp với bạn hay không.

Một giáo sư, tiến sĩ hay một chuyên gia nào đó nói rằng nó hiệu quả không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả và có tác dụng với bạn.

Trích sách Bollinger on Bollinger Bands

 

 

 

Có thể bạn quan tâm: Cách thức áp dụng chỉ báo dải băng Bollinger Bands trong đầu tư

Bollinger on Bollinger Bands

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề