fbpx

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo “nổ” quá đà (Phần 2)

Nối tiếp phần 1, những nhãn hiệu “rước họa vào thân” khi đã làm quá công năng sản phẩm và lạm dụng khả năng truyền thông để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, một câu thần chú trong kinh doanh mà hiện tại nhiều nhãn hàng đã bỏ quên “hữu xạ tự nhiên hương”, thay vì chăm chút vào những thứ sáo rỗng bên ngoài giá trị nội tại của sản phẩm và doanh nghiệp mới nên là thứ được ưu tiên hàng đầu! Mời bạn cùng Happy Live theo dõi tiếp phần 2, để xem đâu là những lỗi cần tránh trong quá trình marketing – tư vấn sản phẩm bạn nhé! 

Airborne – hơn 30 triệu USD vì “tâng bốc” sản phẩm quá đà.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Thực phẩm chức năng Airborne có thể coi là 1 trong những “sản phẩm quốc dân” tại Mỹ vào những năm 1990. Các chiến dịch marketing của thương hiệu này cho biết sản phẩm của họ có thể tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng có hại, phòng chống các bệnh thông thường như cảm cúm hay cảm lạnh.

Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh cho tính hiệu quả sản phẩm mà Airborne quảng cáo. Vì vậy, Trung tâm Khoa học vì quyền lợi Công chúng Hoa Kỳ đã vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.

Vụ lùm xùm này đã khiến Airborne phải chịu án phạt tổng cộng hơn 30 triệu USD.

Wal-Mart – 66.000 USD vì tính phí khách hàng tại New York cao hơn so với những nơi khác.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Năm 2014, chuỗi siêu thị Wal-Mart đã tiến hành chiến dịch giảm giá sản phẩm nước giải khát, chỉ với 3 USD là người dùng đã có thể mua 1 lốc gồm 12 lon Coca-Cola. Tuy nhiên, những khách hàng ở New York lại phải trả giá cao hơn một chút, 3,5 USD/lốc với lời giải thích đưa ra là do “mức thuế đường tại thành phố này cao hơn 1 chút”.

Luật sư Eric Schneiderman, người đã tiến hành các thủ tục điều tra vụ việc này kết luận rằng Wal-Mart đã vi phạm luật kinh doanh 349 và 350 của bang New York. Theo đó, họ phải chịu án phạt 66.000 USD vì hành vi tính phí khách hàng cao hơn tại 117 cửa hàng ở thành phố này.

Hyundai – 85 triệu USD vì “tâng bốc” mã lực của 1 số mẫu ô tô của hãng.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Năm 2004, Hyundai đã phải bồi thường khoản tiền hơn 85 triệu USD vì khai gian mã lực của 1 vài sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ. Đã có khoảng 840.000 khách hàng tham gia vào vụ kiện này, bao gồm những người mua dòng Hyundai Elentra và Tiburon từ năm 1996 đến 2002. Theo điều tra của Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc, hãng ô tô này đã tăng mã lực lên khoảng 10% trong các chiến dịch truyền thông của mình.

Vụ kiện trên bắt đầu vào tháng 9/2002 tại miền Nam California và kéo dài đến năm 2004. Sau đó, Hyundai cũng bồi thường những khách hàng bị ảnh hưởng bằng thẻ ghi nợ trả trước trị giá 225 USD/người.

Kellogg – 4 triệu USD vì thêm 1 lần “dại miệng”.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Dường như Kellogg vẫn chưa rút kinh nghiệm sau những sai lầm với ngũ cốc Rice Krispies. Năm 2013, họ tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính mình khi quảng cáo sản phẩm ngũ cốc mới Frosted Mini-Wheats có thể giúp người dùng thông minh hơn, giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung cùng nhiều chức năng khác của trẻ nhỏ lên 20%.

Chiến dịch quảng cáo này của Kellogg đã kéo dài suốt 4 năm, trước khi họ phải điều chỉnh lại các thông số trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, Kellogg cũng không quên nhấn mạnh họ là 1 trong những thương hiệu có lịch sử làm marketing cực kì uy tín và minh bạch.

Sau tất cả, Kellogg vẫn phải chịu án phạt 4 triệu USD, và bồi thường thiệt hại cho những người mua sản phẩm này từ ngày 28/1/2009 đến 1/10/2009. Theo đó, khách hàng sẽ nhận được 5 USD/hộp ngũ cốc mà họ đã mua, nhưng chỉ được bồi thường tối đa 15 USD/người mà thôi.

Extenze – 6 triệu USD vì những thông tin quảng cáo chưa qua kiểm chứng.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Cái tên tiếp theo trong danh sách những công ty quảng cáo sai sự thật là Extenze – thương hiệu sản xuất thuốc tăng kích thước “cậu nhỏ” cho nam giới. Năm 2010, Extenze khẳng sản phẩm của họ “đã được khoa học chứng minh có thể làm to 1 số bộ phận nhất định trên cơ thể đàn ông” trong 1 số chương trình phát sóng vào buổi tối muộn.

Extenze sau đó đã đồng ý với án phạt 6 triệu USD, đồng thời phải đính chính lại thông tin: “Những tuyên bố của chúng tôi chưa được kiểm chứng và đánh giá bởi Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Extenze không được sử dụng thay thế thuốc điều trị bất cứ loại bệnh nào”.

Splenda – Quảng cáo không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Năm 2007, Hiệp hội Đường của Mỹ đã phải tiến hành điều tra câu slogan của hãng chuyên sản xuất chất tạo ngọt Splenda: “Được làm từ đường”. Theo hiệp hội này nhận định, câu slogan trên đây dễ gây hiểu nhầm, bởi chất tạo ngọt là “những hợp chất hoá học được sản xuất tại các nhà máy”, chứ không nhất thiết là đường.

Sau đó, Splenda tiếp tục bị công ty đối thủ Equal khởi kiện với lý do tương tự. Equal hy vọng mức phạt dành cho Splenda sẽ rơi vào khoảng 200 triệu USD, bởi những lợi nhuận mà công ty này đã thu được từ quảng cáo không rõ ràng của mình. Tuy nhiên, bản án cuối cùng được đưa ra đến nay vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.

L’Oreal – Quảng cáo sai sự thật

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Vào năm 2014, hãng mỹ phẩm L’Oréal đã buộc phải thừa nhận 2 dòng sản phẩm chăm sóc da mặt Lancôme Génifique và L’Oréal Paris Youth Code không được “khoa học chứng minh” có thể cải thiện gene người dùng, và cho làn da sáng khoẻ hơn trong 7 ngày như họ đã quảng cáo trước đó. Theo FTC cho biết, quảng cáo của L’Oréal là sai sự thật và vô căn cứ.

Sau đó, L’Oréal Mỹ đã bị cấm không được sử dụng những thông tin quảng cáo liên quan đến việc chống lão hoá mà không được chứng minh cụ thể. Mặc dù thoát được án phạt lần này, nhưng L’Oréal sẽ phải bồi thường đến 16.000 USD cho mỗi lần tái phạm trong tương lai.

Wrigley – 6 triệu USD vì quảng cáo chưa qua kiểm chứng.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Trong 1 chiến dịch quảng cáo của mình, Wrigley tuyên bố mẫu kẹo cao su Eclipse của họ có chứa nguyên liệu mới – chiết xuất hoa mộc lan, với khả năng tiêu diệt vi trùng. Tuyên bố này đương nhiên là chưa có kiểm chứng và gây ra hiểu nhầm cho người dùng. Rất nhiều khách hàng sau đó đã đâm đơn kiện hãng, buộc họ phải bồi thường khoản tiền 6 triệu USD, và trả cho mỗi người dùng 10 USD vào năm 2010.

Classmate.com – 9,5 triệu USD (lần 1) và 11 triệu USD (lần 2) vì hành vi lừa đảo qua mạng.

18 thương hiệu từng mất đến hàng triệu USD chỉ vì những chiến dịch quảng cáo "nổ" quá đà

Rất nhiều người dùng đã từng nhận được email từ classmate.com, với nội dung là một vài người bạn cũ của họ đang muốn kết nối lại với họ, với điều kiện họ phải nâng cấp gói đăng ký lên mức “vàng” (Gold). Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là 1 thủ thuật “moi” thêm tiền từ khách hàng mà thôi.

Vào năm 2008, Classmate.com đã phải đối diện với án phạt 9,5 triệu USD, bồi thường 3 USD/người dùng vì hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa đảo trực tuyến. Tuy nhiên đến năm 2015, website này tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính mình và lại ngậm ngùi đóng phạt thêm 11 triệu USD nữa.

Nguồn: ttvn

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách “Gối đầu giường” dành cho doanh nhân kinh doanh đột phá 2020

Tủ sách “Gối đầu giường” dành cho doanh nhân kinh doanh đột phá 2020

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề