fbpx

3 cách giúp bạn vượt qua căng thẳng

Căng thẳng là gì, căng thẳng từ đâu mà đến? Nếu đây là vấn đề bạn đang đối diện hàng ngày, hàng giờ thì đây là bài viết có thể giúp bạn tháo gỡ những nút thắt hiện có trong cuộc sống.

Chán nản, mất tập trung, đau đầu, tức giận, lo lắng, khó chịu, bồn chồn, mất năng lượng, khó ngủ, tâm trạng bất thường,… là một số ít trong các dấu hiệu của căng thẳng mà hầu hết chúng ta đều đã và đang trải qua, dù ít hay nhiều. Tin buồn là chúng ta sẽ không bao giờ tránh khỏi căng thẳng trong cuộc sống, căng thẳng là một phần của cuộc sống, ở góc độ nào đó, nó giúp ta tạo động lực để hoàn thành mục tiêu hoặc để ta vượt qua những giai đoạn khó khăn. Nhưng nếu căng thẳng quá nhiều và kéo dài, sẽ vô cùng tổn hại cho sức khỏe của bạn, kể cả về mặt tinh thần và thể chất, nếu xét về lâu dài, bạn còn có thể mắc các bệnh nguy hiểm như trầm cảm hoặc tim mạch. Dù vậy, tin vui là chúng ta luôn có những cách hiệu quả để giúp vượt qua căng thẳng và đạt được niềm vui trong cuộc sống. Ngày hôm nay, Happy Live sẽ chia sẻ với các bạn 3 cách để vượt qua căng thẳng. 

3 cách vượt qua căng thẳng

Tạm gác mọi thứ lại và đi du lịch

uomo in piedi sulla cascata di fronte alla scogliera

Một kỳ nghỉ có thể là cơ hội để bạn tạm gác lại mọi thứ. Sở dĩ chúng ta căng thẳng vì não chúng ta đã tiếp nhận quá nhiều những thông tin và trở nên hỗn loạn. Không gì hơn, là hãy để cho bộ não được thư giãn ít ngày bằng những kỳ nghỉ hay những chuyến đi. Đó có thể là những chuyến đi xa, đi dài ngày, hoặc chỉ đơn giản là ở nhà nghe một bài nhạc, xem một bộ phim, hoặc là những buổi gặp gỡ bạn bè. Đây là lúc bạn có thể tạm thời quên đi những dự án, những khách hàng khó tính, quên đi KPI, deadline… để tập trung tận hưởng cuộc sống thảnh thơi ngắn ngủi. Bởi vì cơ thể chúng ta giống như một cục pin vậy, khi bạn sử dụng nó quá lâu thì sẽ có lúc lúc bạn cần sạc đầy pin lại cho nó, để chuẩn bị cho những hành trình kế tiếp. 

Những chuyến đi chơi nghỉ ngơi luôn là những giải pháp ban đầu để chúng ta tạm gác lại những lo âu, căng thẳng. Nhưng đúng như tên gọi của nó, chúng ta chỉ đang tạm gác lại mà thôi, vấn đề vẫn còn ở đó, sau vài ngày nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần, đầu óc tỉnh táo, thì lúc này đây, chúng ta lại quay lại với công việc và cuộc sống hiện tại. Bây giờ, việc có thêm sự giúp đỡ của người thân hoặc chuyên gia, là một giải pháp bạn có thể tham khảo.

Nhờ sự hỗ trợ của người thân hoặc chuyên gia

sagoma di tre persone sedute sulla scogliera sotto il tempo nebbioso

Đôi khi, ta ở trong một vòng xoáy hỗn loạn mà không đủ tỉnh táo để nhìn ra sự việc. Thì những góc nhìn từ người thân hay chuyên gia lại là một giải pháp hữu hiệu. Có khi, để giải quyết một bế tắc, ta chỉ đơn giản cần một người có thể lắng nghe, thậm chí không cần đưa ta lời khuyên nào, như vậy là quá đủ. Nhưng cũng có khi, người đối diện lại cho ta thêm những góc nhìn mới, để ta gỡ được nút thắt hiện tại. Chỉ có bạn mới biết mình đang gặp vấn đề gì, và đang còn lăn tăn điều gì. Nếu sự căng thẳng của bạn nặng hơn bạn nghĩ, thì vẫn sẽ có những chuyên gia trong ngành có thể giúp đỡ được bạn. Đừng ngần ngại khi đi tìm sự giúp đỡ của người khác, vì nếu bạn không chủ động tìm sự giúp đỡ, thì bạn sẽ mãi bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn của cuộc sống.

Có một thực tế là không phải ai cũng có thể có được sự trợ giúp của người thân, và cũng không phải ai cũng có điều kiện gặp chuyên gia, nếu các chuyến đi chưa giúp được bạn, và bạn chưa có cơ hội nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, thì thông thường, giải pháp đó chính là chúng ta sẽ tự giúp đỡ chính mình. Và nó dẫn chúng ta đến cách thứ 3.

Tự thân giải quyết các vấn đề

foto di messa a fuoco di una persona che indossa una giacca di pelle nera con una sciarpa marrone vicino al mare durante il giorno

Đầu tiên, bạn hãy học cách chấp nhận. Chấp nhận rằng căng thẳng là một phần của cuộc sống và vấn đề thì luôn hiện hữu cho chúng ta giải quyết. Chấp nhận rằng dù bạn có làm gì đi nữa, thì luôn sẽ có những thứ bạn không thể kiểm soát, và cảm xúc giận dữ, lo lắng của bạn chỉ là một phản ứng hết sức tự nhiên trước những vấn đề phát sinh. Vậy thì, ta hãy chấp nhận nó và không phán xét. 

Bước tiếp theo là bạn hãy xác định bản thân đang ở đâu bằng việc xác định các loại sóng não và làm chủ sóng não của bản thân. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe về cụm từ “sóng não” và biết rằng mỗi sóng sẽ tương ứng với một tần số và trạng thái tinh thần khác nhau. Khi bạn gặp những vấn đề liên quan đến việc căng thẳng hoặc ức chế, là do chúng ta duy trì bản thân ở một trạng thái sóng não quá lâu mà không có sự “giao ca” đúng lúc, đúng thời điểm để não bộ và cơ thể được thư giãn, chữa lành và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống. Chúng ta có sóng Beta, Alpha, Theta, Delta và Gamma. 

Sóng Beta đại diện cho ý thức tỉnh táo của con người và vô cùng cần thiết cho các hoạt động hiệu quả trong cuộc sống. Nhưng khi bạn ở trạng thái sóng Beta quá lâu, cơ thể bạn sẽ bị mất cân bằng và bạn sẽ rơi vào trạng thái lo âu và căng thẳng.

Còn sóng Alpha tượng trưng cho não bộ ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là kiểu sóng não thường gặp ở những người luôn thư thái, có óc sáng tạo cao. Trẻ em có xu hướng ở trong trạng thái này nhiều hơn so với người lớn. 

Sóng não Theta thì xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái thư giãn sâu và thiền định, ngủ nông hay mơ tỉnh. Sóng này gắn liền với vô thức, nơi mà tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một. 

Sóng Delta tuy có tần số thấp nhất, nhưng lại có biên độ cao nhất. Sóng này xuất hiện khi con người ở trạng thái ngủ sâu, không mộng mị, là cánh cửa tới tâm trí bao trùm cả vũ trụ và vô thức, khi ta nhận được những thông tin mình chưa từng biết đến. 

Cuối cùng là sóng Gamma, Gamma là loại sóng não có tần số cao nhất. Ở trong trạng thái này, người ta có thể trải nghiệm một loạt cảm xúc gia tăng, cái nhìn sâu sắc, xử lý thông tin ở mức cao. Thử nghiệm trên các thầy tu Tây Tạng cho thấy có sự tương quan giữa trạng thái tinh thần siêu việt và sóng não Gamma.

Vậy thì, việc bạn cần làm là biết mình đang ở trạng thái sóng nào. Về cơ bản, khi bạn đang lo âu và căng thẳng, thì tức là bạn đang ở trạng thái sóng Beta quá nhiều, và bạn cần tìm cách để chuyển từ trạng thái sóng Beta sang Alpha để có thể thư giãn và tập trung nhiều hơn.

Có 3 cách để chúng ta có thể chuyển từ trạng thái sóng Beta sang Alpha:

une photo en noir et blanc d’un cerveau

Thứ nhất, việc chúng ta cần làm là hạn chế các tác nhân gây ra căng thẳng. Đó có thể là những tin tức tiêu cực bạn lướt trên Facebook, những thói quen làm việc không giờ giấc hay các mối quan hệ độc hại.  Bởi vì nếu ta càng vây quanh những tác nhân tiêu cực này, thì tức là chúng ta đang càng gây sức ép lên não bộ và làm gia tăng sự tập trung lên quá mức cần thiết, chính điều này làm cho mức độ căng thẳng của ta càng lên cao. 

Thứ hai, hãy thiết lập cho mình những thói quen tích cực như việc tập thể dục mỗi ngày. Việc tập thể dục giúp bạn gia tăng các chất dẫn truyền thần kinh như oxytocin, dopamine, giúp não bộ hưng phấn, tỉnh táo và giảm bớt các chất hóa học độc hại trong cơ thể bạn. 

Thứ ba, bạn hãy học cách hít thở. Khi bạn tập trung vào hơi thở, cũng là cách bạn ngắt kết nối với sự hỗn loạn ngoài kia, tìm lại cho mình sự tập trung và thư giãn. Bạn hãy thử xem, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu, tập trung hoàn toàn vào hơi thở, bạn sẽ thấy bạn thực sự kết nối được với chính mình. Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà ít người thực sự làm điều này. Bạn cũng đừng bị ràng buộc bởi việc bạn phải có một không gian đủ yên tĩnh, một chỗ ngồi đủ thoải mái, đơn giản là nhắm mắt và hít thở. Chắc chắn sẽ có những điều tuyệt vời sẽ tìm đến với bạn!

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ thực sự giúp ích bạn khi đang đối diện với căng thẳng hoặc những điều không như ý trong cuộc sống. 

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Sức mạnh tâm thức

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề