Ba giả định trong PHÂN TÍCH KỸ THUẬT và những tranh luận xoay quanh
Giả định của phân tích kỹ thuật là những điều được coi là nền móng trong chứng khoán. Muốn hiểu được phân tích kỹ thuật, bắt buộc bạn phải chấp nhận các giả định đó. Tuy nhiên, bài viết này cũng cung cấp những ý kiến trái chiều, nhằm bạn có thể hiểu phân tích kỹ thuật sâu hơn.
Những giả định của phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường chứng khoán, chủ yếu thông qua sử dụng đồ thị nhằm dự đoán các xu hướng biến động giá trong tương lai.
Có 3 giả định của phân tích kỹ thuật để làm cơ sở gồm:
– Giá phản ánh tất cả;
– Giá di chuyển theo theo xu hướng;
– Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Giả định 1: Giá phản ánh tất cả
Đây là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết khác muốn được chấp nhận thì trước hết phải hiểu và chấp nhận giả thuyết này.
Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay tài chính, tình hình kinh doanh… đều được phản ánh rõ trong giá. Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng hay giảm dù vì bất kì lý do gì đều là do cung cầu, khi cầu phải vượt cung thì giá tăng, ngược lại. Đồ thị không làm cho thị trường lên hay xuống mà chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi.
Do đó, nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần.
Giả định 2: Giá di chuyển theo xu hướng
Xu hướng là khái niệm vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Mục đích của việc xác lập đồ thị là nhằm xác định sớm những xu hướng giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu hướng này.
Giả thuyết này cho rằng: “thị trường luôn di chuyển theo xu hướng nhất định và sẽ giữ nguyên xu hướng này cho đến khi đảo chiều”.
Giả định 3: Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật là nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Những mô hình giá được xác định từ hơn 100 năm nay và khi các mô hình hiệu quả trong quá khứ, người ta giả định rằng nó sẽ tiếp tục hiệu quả trong tương lai bởi vì tâm lý con người thường không thay đổi.
Giả thuyết này có thể được phát biểu là: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.
Những tranh luận về Phân tích kỹ thuật
– Phân tích cơ bản đối lập với trong phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường. Phân tích cơ bản lại tập trung vào các yếu tố kinh tế – những nguyên nhân gây ra sự vận động của giá.
Một nhà đầu tư có thể chỉ sử dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật nhưng cũng có nhà đầu tư sử dụng kết hợp chúng tuy nhiên mức độ sử dụng có thể khác nhau.
Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một sự chuyển hướng quan trọng của thị trường (dù là đi lên hay đi xuống) hai trường phái này tỏ ra khác nhau nhất. Hai trường phái này cũng có giống nhau ở một số thời điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn lấy nó làm cơ sở cho quyết định của mình thì đôi khi sẽ bị muộn.
– Phân tích và chọn thời điểm trong phân tích kỹ thuật
Quá trình ra quyết định có thể được chia thành 2 giai đoạn là phân tích và chọn thời điểm.
Với thị trường có tính “đòn bẩy lớn” như chứng khoán phái sinh, hay forex thì việc xác định thời điểm tham gia rất quan trọng, vì sai hướng dù nhỏ vẫn có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ số tiền, tất nhiên nếu họ đúng thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Khi phân tích ta có thể áp dụng theo phân tích cơ bản hay phân tích kĩ thuật, nhưng để trả lời câu hỏi về chọn thời điểm tham gia hay thoát ra khỏi thị trường thì câu trả lời nằm ở phân tích kỹ thuật.
Nguồn: 500dong
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường