3 ngộ nhận sai lầm nhất của con người
Những ngộ nhận và sự mê tín chỉ có ảnh hưởng đến chúng ta khi chúng ta tin vào chúng, nhưng điều tai hại là một khi đã tin.
Sự thiếu thốn là một lời nói dối, nhưng nó đã được truyền từ đời này sang đời khác như một sự thật hiển nhiên. Nó chứa đựng các ngộ nhận đầy quyền năng, thứ có thể khiến chúng ta phục tùng tuyệt đối mà không mảy may nghi ngờ hay đặt câu hỏi.
Một khi đã phân tích rõ ràng cách tư duy về sự thiếu thốn, chúng ta sẽ tìm ra ba ngộ nhận chính – những thứ đã định hình mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc và ngăn cản chúng ta tương tác một cách trung thực, toàn vẹn với nó.
Ngộ nhận sai lầm 1: Không có đủ
Ngộ nhận đầu tiên và thường gặp nhất về sự thiếu thốn đó là “không có đủ”. Không có đủ cho tất cả mọi người. Phải có người không thể làm được. Sẽ có ai đó bị gạt ra ngoài. Có quá nhiều người. Không có đủ thức ăn. Không có đủ nước uống. Không có đủ không khí. Không có đủ thời gian. Không có đủ tiền.
“Không có đủ” trở thành lý do khiến chúng ta tiếp tục làm công việc mình không muốn làm, hoặc đối xử với nhau bằng những cách chúng ta không hề cảm thấy tự hào. “Không có đủ” tạo ra một nỗi sợ thúc đẩy chúng ta làm mọi việc để đảm bảo rằng chúng ta, hoặc những người yêu thương của chúng ta, không bị rơi vào cảnh khổ sở, bị thiệt thòi hoặc bị bỏ qua.
Một khi chúng ta dùng thiếu thốn để định nghĩa thế giới của mình, thì tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, từ năng lượng, suy nghĩ, lời nói, việc làm – đặc biệt là những điều liên quan đến tiền – đều trở thành những cố gắng ta dùng để vượt qua cảm giác thiếu thốn, nỗi sợ hãi thua kém người khác hoặc cảm giác bị gạt ra ngoài.
Ngộ nhận sai lầm 2: Càng nhiều càng tốt
Ngộ nhận sai lầm thứ hai là càng nhiều càng tốt. Chúng ta luôn cố gắng có được nhiều hơn số lượng hiện có. Đó là một phản ứng hợp lý khi bạn sợ rằng không có đủ tài nguyên cho tất cả mọi người, nhưng tâm lý càng nhiều càng tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa tích lũy, mua lại và tham lam – thứ chỉ có tác dụng duy nhất là làm tăng nỗi sợ và đẩy nhanh tốc độ của cuộc chạy đua về tiền.
Trên thực tế, việc chạy đua để có càng nhiều càng tốt thậm chí còn ngăn cách chúng ta khỏi cơ hội trải nghiệm sâu hơn giá trị của những điều chúng ta đã và đang sở hữu. Ví dụ như khi hi chúng ta ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, chúng ta không thể thưởng thức được mùi vị của thức ăn…
“Càng nhiều càng tốt” là một cuộc tranh đua khốc liệt không hồi kết và không có người thắng. Nó giống như một vòng quay bánh xe mà một khi đã nhảy lên, bắt đầu chạy, chúng ta sẽ quên béng mất cách để dừng lại.
Kết quả là, cuộc rượt đuổi để có càng nhiều càng tốt trở thành một hoạt động gây nghiện, và như mọi chất gây nghiện khác, một khi bạn đã tham gia vào rồi thì sẽ gần như không thể nào dừng lại được.
Nhưng trong cuộc đua ấy, dù bạn có đi xa đến đâu, hay chạy nhanh đến mấy, hay vượt qua được bao nhiêu người khác đi chăng nữa, bạn vẫn không thể giành chiến thắng. Một khi bạn đã luôn mang suy nghĩ về sự thiếu thốn trong đầu, thì kể cả “có quá nhiều” với bạn vẫn là “không đủ”.
Ngộ nhận sai lầm 3: Thực tế phải như thế
Ngộ nhận sai lầm thứ ba là “thực tế phải như thế”, và không có cách nào khác vì đó là lẽ tất nhiên rồi.
“Thực tế phải như thế” chỉ là một ngộ nhận khác, mà có lẽ nó là ngộ nhận có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả, bởi vì người ta luôn có thể viện dẫn để chứng minh cho nó. Khi một điều gì đó đã luôn tồn tại trong một thời gian dài – thì tính truyền thống, những giả định hoặc thói quen cố hữu sẽ làm cho nó kháng lại sự thay đổi, sau đó nó trở nên có vẻ hợp lý, trở thành lẽ tất nhiên, và rằng nó tất nhiên sẽ cứ mãi như thế này.
Đây chính là lúc sự mù quáng, bị động, u mê (và sâu hơn nữa là sự cam chịu) thâm nhập vào tiềm thức của chúng ta. Sự cam chịu này làm cho chúng ta cảm thấy vô vọng, bất lực và hoài nghi. Sự cam chịu cũng khiến chúng ta buông xuôi, chấp nhận thiếu tiền trở thành một cái cớ để không thực hiện quyết tâm và không cống hiến hết sức mình – thời gian, năng lượng và sức sáng tạo – để tạo nên sự khác biệt cho thế giới.
Sự cam chịu ngăn cản chúng ta đặt câu hỏi về việc nhân danh tiền bạc, chúng ta đã thỏa hiệp với bản thân hoặc khai thác bóc lột những người khác đến mức nào trong công việc, nghề nghiệp, mối quan hệ cá nhân hay trong các cơ hội kinh doanh.
“Thực tế phải như thế” chỉ là một cách chúng ta dùng để biện minh cho sự tham lam, thành kiến và thụ động mà sự thiếu thốn đã tạo nên trong mối quan hệ giữa chúng ta với tiền và với cuộc sống của mình.
Làm sao để tránh những ngộ nhận sai lầm
Linh Hồn Của Tiền là một cuốn sách hấp dẫn, đưa ra một chủ đề thú vị: xem xét thái độ của chúng ta đối với tiền ― kiếm được, chi tiêu và cho đi ― có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên về cuộc sống, giá trị của chúng ta và bản chất của sự thịnh vượng.
Thông qua những câu chuyện cá nhân và lời khuyên thực tế, nhà hoạt động toàn cầu Lynne Twist chứng minh cách chúng ta có thể thay thế cảm giác khan hiếm, tội lỗi và gánh nặng bằng những trải nghiệm về sự đủ đầy, tự do và mục đích.
Twist có một cái nhìn chân thực và phê phán về sức mạnh phi thường mà tiền mang lại cho cuộc sống của chúng ta và ảnh hưởng sâu sắc và thường xuyên phá hoại của nó đối với hình ảnh bản thân và các mối quan hệ của chúng ta. Trong một xã hội tiêu dùng coi trọng sân cỏ, bán hàng và ham muốn vô độ để được nhiều hơn như một thước đo giá trị bản thân? Linh hồn của Tiền bạc? Yêu cầu chúng ta lùi lại, kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, đánh giá mối liên hệ của chúng ta với các giá trị cốt lõi của con người, và thay đổi mối quan hệ này và bằng cách đó, để biến đổi cuộc sống của chúng ta.
Trích từ sách “Linh Hồn Của Tiền” – Lynne Twist
Có thể bạn quan tâm: LINH HỒN CỦA TIỀN – ĐÁNH THỨC SỰ GIÀU CÓ