fbpx

4 giải pháp giúp bạn không tiêu tiền theo cảm xúc

Mua sắm trở thành trò tiêu khiển yêu thích mỗi khi bạn buồn, đôi khi có vẻ như vậy, bởi vì quảng cáo xuất hiện khắp mọi nơi từ xe tải, taxi cho tới truyền hình cho tới chỗ chờ xe bus. Các nhà quảng cáo chi hàng tỷ đô la mỗi năm thuyết phục chúng ta rằng giá trị sản phẩm của họ có thể làm cho chúng ta cảm thấy thành công, giúp chúng ta thu hút người khác giới và vô số các thứ khác… Khi quảng cáo được thiết kế cẩn thận để thao túng thói quen chi tiêu của chúng ta, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đã trở thành những người tiêu dùng cảm xúc.

Chi tiêu cảm xúc xảy ra khi bạn mua thứ mà bạn không cần và không thực sự muốn, do cảm giác căng thẳng, buồn chán, bị đánh giá thấp, không đủ năng lực, không vui hoặc bất kỳ số cảm xúc nào khác nên bạn mới quyết định mua.

Không có gì sai khi tự mua những thứ tốt đẹp miễn là bạn có thể đủ khả năng tài chính. Tuy nhiên nếu bạn không dư dả gì cả thì bạn nên học cách nhận biết và kiềm chế chi tiêu theo cảm xúc, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều lắm đấy.

Mua sắm kiểu tia chớp

Một cách để cắt giảm chi tiêu cảm xúc là tránh mua sắm quá bốc đồng. Bất cứ khi nào bạn đang ở trong một cửa hàng và bạn thấy mình muốn mua thứ mà bạn không muốn trước khi bạn đến đó, đừng mua nó. Hãy chờ đợi ít nhất 24 giờ nếu còn muốn mua thì hãy mua.

Nếu sau 24 giờ, bạn vẫn thực sự muốn nó, nhưng có một giọng nói dai dẳng trong đầu bạn đang nói với bạn rằng bạn không cần nó hoặc không thể mua được nó, hãy thử trì hoãn việc mua hàng trong một tuần hay một tháng để bạn có thể nghĩ rõ ràng hơn về quyết định.

Quảng cáo quỷ quái khắp nơi

Quảng cáo xuất hiện 1 lần bạn không mua, 2 lần cũng không nhưng nó sẽ theo đuôi bạn cho đến một ngày nào đó bạn sẽ mua khi yếu lòng. Chặn quảng cáo trên trình duyệt, trên điện thoại. Bạn càng ít nhìn thấy sản phẩm phô bày trước mắt, bạn càng ít có nhu cầu. Hủy đăng ký nhận giảm giá qua email, tin nhắn sms. Cân nhắc những thứ cần mua với những “ma mị” trên quảng cáo, đừng để phải nợ quá nhiều tiền tín dụng hoặc những khoản tiền khác.

Giới hạn sự cám dỗ

Hãy lên kế hoạch chỉ mua sắm vài lần một năm hoặc thử mua sắm trực tuyến vào những dịp khuyến mãi. Siêu thị cũng có nhiều khuyến mãi được phát trong catalogue, hãy tranh thủ những dịp đó và đi mua sắm.

Tìm các hoạt động thay thế

Nếu bạn thường xuyên mua sắm để giải trí thì bạn hãy cố gắng xác định cảm giác của bạn khi bạn muốn mua thứ gì đó và chọn một hành vi xây dựng hơn sẽ giúp bạn đối phó với cảm xúc đó. Ví dụ, nếu bạn đã có một ngày tồi tệ tại nơi làm việc, như bình thường bạn sẽ đi mua sắm để giải tỏa. Hãy thử gọi cho một người bạn và chia sẻ câu chuyện cho họ.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy tập thể dục. 

Nếu bạn thực sự chỉ cần mua một cái gì đó, hãy mua thật đơn giản và không tốn kém, như một cuốn sách hoặc một bó hoa nhỏ về cắm. Và cố gắng ghi lại những chi tiêu của mình, để biết mình đang hoang phí như thế nào.

Nguồn: Traderviet/ Investopedia

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề