4 “mánh khóe” thường dùng của các môi giới chứng khoán để “gian lận” và cách phòng tránh cho nhà đầu tư
Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều có những tiêu cực và ngành công nghiệp môi giới cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù hầu hết các chuyên gia đầu tư là những người trung thực, thì vẫn luôn có đâu đó những người muốn tận dụng lợi thế của mình (thường là lợi thế về mặt thông tin) để lừa lọc người khác – nhất là trong vẫn đề tiền bạc. Vậy nên, sẽ rất quan trọng khi bạn luôn chủ động trang bị thông tin và kiến thức để hiểu hơn về nghề đầu tư cũng như đặt câu hỏi đúng khi tìm kiếm các dịch vụ cho bản thân.
Về cơ bản, Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) đã và đang quản lý khá tốt cộng đồng môi giới chứng khoán hiện nay. Mặc dù vậy, cách tốt nhất để bạn không bị dính phải các cạm bẫy từ những nhà môi giới chính là thực hành giao dịch nhiều hơn. Hãy nhớ rằng ngay cả khi đã điều tra rất kĩ lưỡng về một công ty, về các nhà môi giới và những người lên kế hoạch, bạn vẫn có thể trở thành con mồi cho các trò lừa đảo.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét những trò gian lận “vô đạo đức” thường gặp nhất của các nhà môi giới nhằm tăng phí hoa hồng và đẩy các khoản đầu tư kém chất lượng tới khách hàng của mình.
CHURNING – MUA BÁN QUÁ MỨC CẦN THIẾT
Churning là hành vi giao dịch quá mức cần thiết trong tài khoản của khách hàng. Với một số người môi giới, họ sở hữu đặc quyền cân nhắc đối với một tài khoản có thể lạm dụng hành vi này để tăng phí hoa hồng. Churning được thực hiện để có lợi cho các nhà môi giới chứ không phải là các nhà đầu tư, cũng như là mục đích duy nhất của giao dịch loại này là tăng phí hoa hồng, chứ không phải là lợi ích của khách hàng. Trong thực tế, ngay cả một giao dịch cũng có thể được coi là churning nếu nó không có mục đích hợp pháp. Một dấu hiệu churning có thể là khối lượng giao dịch tăng bất thường nhưng không đem lại khoản lợi nhuận nào cho danh mục đầu tư.
Nếu bạn đang thực sự lo lắng rằng tài khoản của bạn bị churning, bạn có thể muốn xem xét một wrap account. Với loại tài khoản này, các nhà môi giới chứng khoán sẽ quản lý danh mục đầu tư của bạn trên một khoản phí cố định duy nhất . Lợi thế của một wrap account là nó bảo vệ bạn khỏi việc giao dịch quá mức. Khi các nhà môi giới nhận được một khoản phí hàng năm cố định, họ sẽ chỉ giao dịch khi nào có lợi cho danh mục đầu tư của bạn.
Thậm chí nếu bạn đã cho phép nhà môi giới giao dịch giúp bạn, việc luôn theo dõi thay đổi trong danh mục đầu tư vẫn luôn rất khôn ngoan. Dù sao thì đó vẫn là tiền của bạn!
BÁN CỔ TỨC
Khi các nhà môi giới cố gắng thuyết phục khách hàng rằng đầu tư vào một khoản cụ thể như cổ phiếu hay các quỹ tương hỗ sẽ được lợi nhuận vì một cổ tức sắp tới, điều này được gọi là bán cổ tức. Trong thực tế, các nhà môi giới đang cố gắng để tăng phí hoa hồng thông qua việc bán cho khách hàng một khoản lợi nhanh và dễ dàng.
Hãy lấy ví dụ một công ty có giá mỗi cổ phiếu của nó là $50 trên một cổ phiếu sẽ có ý định chia cổ tức $1. Một nhà môi giới sẽ bán cổ tức nếu anh ta khuyên một khách hàng mua các cổ phiếu này để lấy 5% lợi nhuận. Trong thực tế, khách hàng sẽ không đạt được khoản lợi nhuận này.Giá cổ phiếu thay vì vậy sẽ giảm $1 (cổ tức) nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng cổ tức (ex-dividend date). Về bản chất trong ngắn hạn các nhà đầu tư không có lợi nhiều và đôi khi còn chịu thiệt nếu cổ tức này làm tăng nợ thuế của họ.
Hành vi này cũng xảy ra trong các quỹ tương hỗ: một cố vấn khuyên khách hàng nên mua quỹ vì các công ty trong quỹ đang trả cổ tức cho các chủ sở hữu. Cũng giống như giá cổ phiếu trên, giá trị tài sản ròng của quỹ tương hỗ cũng bị chiết khấu theo giá trị của cổ tức, kết quả là chỉ các nhà môi giới giành được lợi nhuận – dưới dạng phí hoa hồng. Trong thực tế, các nhà đầu tư tốt hơn hết là nên chờ đợi tới sau lời đề nghị mua cổ tức: cổ phiếu sẽ có giá thấp hơn và các nhà đầu tư sẽ có thể tránh một khoản thuế tương đối cao đánh vào thu nhập từ cổ tức.
KHÔNG KHUYẾN NGHỊ KHÁCH HÀNG ĐẦU TƯ QUA ĐIỂM BREAKPOINT
Nhiều công ty môi giới và quỹ tương hỗ sẽ thu phí bán hàng với một số khoản đầu tư nhất định. Các khoản phí bán hàng không phải là bất hợp pháp, nhưng đôi khi những chi phí này khiến các nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn bình thường. Ví dụ, một công ty quỹ tương hỗ thu phí 5% đối với các khoản đầu tư dưới $25,000 nhưng chỉ 4% cho các khoản đầu tư từ $25,000 trở lên. Nếu bạn đầu tư một khoản từ $25,000 trở lên, bạn sẽ phải chịu ít phí bán hàng hơn và điểm này được gọi là breakpoint sale (điểm bán hàng phá vỡ).
Tuy nhiên, các cố vấn viên vô đạo đức vẫn cố gắng duy trì doanh số bán hàng bằng cách khuyến cáo rằng bạn nên đầu tư $24,750 vào quỹ mặc dù biết rằng bạn sẽ tiết kiệm được $250, hoặc 1% phí bán hàng khi đầu tư $25,000. Các cố vấn viên cũng có thể ngăn bạn nhận lợi ích từ các breakpoint này bằng cách chia nhỏ tiền của bạn vào các công ty đầu tư khác nhau, mặc dù tất cả chúng đều cung cấp các dịch vụ tương tự. Điều này giúp các nhà môi giới nhận được nhiều tiền hơn nhưng lại khiến bạn mất đi cơ hội hưởng các khoản phí ưu đãi khi lên các mức breakpoint cao hơn.
CÁC GIAO DỊCH KHÔNG PHÙ HỢP
Để tổng hợp bản chất của tất cả các hành vi trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của “giao dịch không phù hợp”, một thuật ngữ chung cho các khoản đầu tư không được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh và/hoặc các mục tiêu đầu tư của khách hàng. Bạn nên biết rằng trách nhiệm của nhà môi giới là phải biết các nhu cầu và hạn chế tài chính của bạn để đưa ra các lời khuyên cho phù hợp.
Một ví dụ về một giao dịch không phù hợp là việc miễn thuế hai lần. Nếu nhà tư vấn đầu tư sử dụng các khoản tiền miễn thuế lợi nhuận (chẳng hạn như tiền trong một tài khoản hưu trí cá nhân – IRA), đầu tư vào trái phiếu thuộc diện miễn thuế hoặc cổ phiếu khác, khoản tiền đó đã được miễn thuế hai lần. Điều này thường là không phù hợp bởi vì các nhà đầu tư không cần các khoản đầu tư được miễn thuế và chúng cũng thường không mang lại nhiều lợi nhuận như các công cụ đầu tư khác. Một giao dịch là không phù hợp khi nó không phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Các giao dịch không phù hợp khác có thể bao gồm:
- Các khoản đầu tư rủi ro cao nếu khách hàng không ưa rủi ro.
- Đặt phần lớn tiền của khách hàng vào chỉ một cố phiếu.
- Các khoản đầu tư thiếu thanh khoản đối với các khách hàng ưa thích tiếp cận nhiều loại quỹ.
KẾT LUẬN
Điều quan trọng là tất cả các nhà đầu tư phải kiểm soát chặt chẽ tài khoản của mình bất kể tình hình tài chính của họ như thế nào. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiểm tra tài khoản của mình mỗi ngày một lần, nhưng bạn cũng nên làm điều đó thường xuyên nhất có thể. Việc kiểm soát chặt chẽ tài khoản của mình và đánh giá kỹ lưỡng lời khuyên của các nhà môi giới có thể giúp cho bạn tránh khỏi bất kỳ một vụ lừa đảo nào.
Nguồn: saga
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z