fbpx

6 bài học tài chính cá nhân mà năm 2021 đã dạy chúng ta

Sau một năm 2021 đầy những trải nghiệm và bài học đắt giá, quan điểm của không ít người về cuộc sống, đặc biệt là tài chính đã có những bước ngoặt nhất định. Không còn là câu chuyện thu nhập hay chi tiêu đơn thuần, họ quan tâm nhiều hơn đến tài chính cá nhân và cách giúp tiền bạc phát triển một cách bền vững.

Học cách nói về tài chính

Trước đây, tài chính thường là câu chuyện tế nhị với nhiều người, khá khó mở lời bởi ai cũng lo bị mang tiếng thực dụng, trọng vật chất. Vô hình chung tạo nên sự bức bối trong tâm lý khi phải cố tránh né một vấn đề mà bản thân có nhu cầu được chia sẻ. Trải qua năm 2021 nhiều biến động, thu nhập co hẹp lại trong khi các khoản cần chi không giảm đi, chúng ta nhận ra tiền là phần thiết yếu để cuộc sống vận hành và không có gì là tội lỗi khi bạn quan tâm đến nhu cầu cơ bản của đời mình. Chính vì vậy, từ hôm nay, bạn hãy học cách trao đổi với người thân, người yêu hay bạn trọ… về những vấn đề tài chính chung một cách rõ ràng, nhưng vẫn khéo léo và tích cực.

Anuj Nayar, chuyên viên sức khỏe tài chính tại LendingClub chia sẻ với Business Insider rằng: “Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, chẳng hạn cho người bạn đời của bạn (vợ/chồng) biết điểm tín dụng, sau đó là những vấn đề lớn hơn như kế hoạch nghỉ hưu. Điều này không chỉ giúp củng cố mối quan hệ mà còn giúp tăng cường sức khỏe tài chính, thể chất và tinh thần của bạn”.

Theo dõi sức khỏe tài chính

Nếu không xảy ra những phát sinh, đa số chúng ta đều chi tiêu theo cách khá cảm tính. Bạn nhận lương, chi tiêu cho các nhu cầu trong tháng và lặp lại. Tuy nhiên, để đứng vững trước những tình huống bất ngờ trong tương lai, chúng ta luôn phải theo dõi sát sao sức khỏe tài chính của mình. Không đơn thuần là tiết kiệm và chi tiêu, bạn nên thường xuyên đặt ra các mục tiêu tài chính, tiết kiệm, đầu tư và đo lường sự phát triển của tài sản. Bạn có thể tải các ứng dụng quản lý thu chi hoặc tạo một tập tin excel để cân đối việc sử dụng thu nhập. Tất cả nhằm nhận thức lộ trình tài chính mà bản thân đang trải qua, đồng thời sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.

Chủ động với các khoản nợ, hoá đơn

Quên đóng hóa đơn dẫn đến bị phạt, cộng dồn chi phí hoặc gián đoạn dịch vụ là thực tế vẫn xảy ra ở không ít chúng ta. Với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ thanh toán trực tuyến, đơn cử như ví điện tử, bạn hoàn toàn có thể chủ động theo dõi và thanh toán đúng hạn các khoản chi phí. Quản lý tài chính cá nhân cho phép chúng ta cân bằng chi tiêu trong cuộc sống và tránh xa khỏi các khoản nợ “nặng kí”.

Bên cạnh đó, nếu biết tận dụng các công cụ có nhiều ưu đãi như ShopeePay, chúng ta còn có thể tiết kiệm một khoản đáng kể. Ví điện tử này có hẳn một ngày ưu đãi riêng mang tên ShopeePay Day, diễn ra vào 16 hằng tháng. Trong tháng 12 này, ShopeePay triển khai hoạt động săn voucher thanh toán hóa đơn giảm 120.000 đồng trong hai ngày 15 và 16/12 cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Mua sắm có tiêu chí

Trước khi quyết định rút ví, hãy xác định rõ tiêu chí của một món đồ đáng mua và xếp chúng theo thứ tự ưu tiên (Ví dụ: Tính ứng dụng cao, độ bền, giá cả), sau đó hãy có trong tay danh sách một vài “ứng cử viên” sáng giá để cân nhắc. Điều này sẽ giúp bạn so sánh và đưa ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc lượn lờ hàng giờ ở trung tâm thương mại với vô số lời “mật ngọt” từ nhân viên bán hàng. Cuối cùng, hãy tận dụng triệt để các chương trình giảm giá để chốt đơn với giá tốt nhất có thể.

Tìm kiếm nguồn thu nhập thứ hai

Ngay cả khi bạn đã có một công việc với mức lương tốt, việc tìm kiếm thêm nguồn thu nhập thứ hai cũng không phải là thừa. Đa dạng hóa nguồn thu bằng sở thích, năng khiếu, nghề tay trái… được xem là cách giúp bạn nhanh đạt đến trạng thái độc lập tài chính. Tất nhiên, cần cẩn thận cân đối khối lượng công việc để đảm bảo sức khỏe, thời gian và chất lượng phân bổ cho các nhiệm vụ được giao.

Bạn cũng có thể cân nhắc tham gia đầu tư chứng khoán, sẽ có những tài liệu dành cho người mới học và muốn đầu tư ít rủi ro như nghệ thuật đầu tư Dhandho, lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị, Damn Right!, người đàn ông đánh bại mọi thị trường, ngày đòi nợ… 

Tiết kiệm không phải là “đồng tiền chết”

Khi những biến cố lớn trong cuộc sống ập đến và toàn bộ tài sản vẫn nằm trong các kênh đầu tư, bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của tiền tiết kiệm hoặc quỹ khẩn cấp. Chuyên trang principal.com nhấn mạnh: “Tất cả các kế hoạch trên thế giới sẽ trở nên vô dụng nếu cuộc sống ném cho bạn một biến cố bất ngờ và bạn không có bất kỳ chuẩn bị nào về mặt tài chính cả. Đây là lúc quỹ khẩn cấp phát huy tính hữu dụng”. Vì vậy, thay vì dồn 100% tài sản vào các kênh đầu tư, bạn nên phân bổ một quỹ tiết kiệm có tính thanh khoản cao dành cho các trường hợp khẩn cấp.

Bằng việc thay đổi cả tư duy lẫn hành động trong vấn đề tài chính, chúng ta không chỉ ứng phó tốt hơn với các tình huống bất ngờ mà còn có thể phát triển tài sản bền vững trong tương lai. Theo cách lạc quan, đây là các bài học về quản lý tài chính cá nhân mà chúng ta có thể áp dụng trong thời gian dài.

Nguồn:24h.com

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề