fbpx

6 dấu hiệu cho một thương vụ “quá tốt” để đầu tư

Bạn không thể đầu tư mà không vướng phải một rủi ro nào. Nhưng cân nhắc mức độ rủi ro không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn cần nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, cũng như có nên tin vào người môi giới cho bạn không?

Gian lận đầu tư không phải không phổ biến. Tuy không phải lúc nào cũng dễ phát hiện, dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần cảnh giác:

1. Người môi giới đáng ngờ

Người môi giới đáng ngờ

Hãy cảnh giác với những người môi giới ăn hoa hồng – theo lời John Csiszar của trang GOBankingRates, bởi lẽ họ không bị bắt buộc phải ưu tiên quyền lợi của khách hàng. Vì sẽ có những thương vụ đem lại nhiều hoa hồng hơn thương vụ khác, người môi giới thường có xu hướng khuyên bạn đầu tư vào những thương vụ đắt đỏ hơn.

Và để ý đến những lời dụ dỗ “ngon ngọt” của họ, bởi lẽ, công việc của một người môi giới là bán được hàng , họ sẽ dùng mọi cách để làm bạn cảm thấy bị hấp dẫn. Đó là khi họ nói một cổ phiếu là tiềm năng trong tương lai, họ hứa sẽ làm bạn giàu hay họ tỏ ra rằng  mình có “thông tin nội bộ”. Và đó chính là lúc bạn nên rút lui, Todd R. Tresidder, một triệu phú làm giàu sau 12 năm đầu tư chia sẻ.

Ngoài ra, người môi giới cũng có thể gia hạn cho bạn, họ nói rằng cổ phiếu này nếu không được mua trong thời điểm này thì sẽ không còn hấp dẫn nữa, rằng nếu bạn mua nó lúc đó bạn sẽ lãi to. Tuy nhiên đó chỉ là chiêu trò để tạo áp lực mua cho bạn. Todd R. Tresidder đã nói, “nếu một cổ phiếu tốt hôm nay thì ngày mai nó vẫn là một cổ phiếu tốt”.

2. Bạn phải vay tiền để đầu tư

Một người môi giới đúng đắn sẽ không bao giờ khuyên bạn dành tiền tiết kiệm cả đời mình cho một thương vụ đầu tư.

Không có một người môi giới hợp pháp nào sẽ đưa cho bạn lời khuyên trước khi tìm hiểu về kinh nghiệm đầu tư cũng như khả năng chịu rủi ro của bạn. Tuy nhiên, theo Tresidder, đây chính là bước mà những tay lừa đảo hay bỏ qua.

Chúng  sẽ khuyên bạn đưa ra những thông tin sai về bản thân trong đơn, xin số tài khoản ngân hàng của bạn và khuyên bạn nên vay tiền, đặc biệt là từ những quỹ hưu trí, để đầu tư.

Vài nhà đầu tư còn dùng đến margin, hoặc vay mượn để tăng hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên việc này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro và lãi vay đều cao hơn.

3. Bạn không thể rút vốn

Tính thanh khoản sẽ rất tốt nếu bạn có thể rút được vốn. Ví dụ như chứng khoán bởi bạn có thể bán cổ phiếu và thu hồi lại tiền bất cứ lúc nào. Tuy nhiên sẽ phải mất một thời gian để bạn chuyển thành tiền nếu đó là một tài sản lớn nào đó (VD: nhà ). Và sẽ càng rủi ro nếu bạn càng khó rút vốn khi bạn cần.

Hãy cảnh giác nếu bạn được khuyên gia hạn hợp đồng với những khoản chi trả hứa hẹn và lợi nhuận hấp dẫn, đó chỉ là một trò lừa kinh điển.

4. Khi thương vụ quá phức tạp

Tránh đầu tư vào những thương vụ phức tạp
Tránh đầu tư vào những thương vụ phức tạp

Đầu tư không nên quá phức tạp. Nếu người môi giới tiếp thị đến bạn bằng những thuật ngữ đầu tư quá mức và phức tạp thì đó là lúc bạn nên cảnh giác. Và đừng nên đầu tư khi mà bạn vẫn còn cảm thấy vướng mắc, cản trở.

“Đừng bao giờ đầu tư nếu bạn cảm thấy mình quá trẻ, quá già hay quá thiếu kinh nghiệm tài chính để hiểu được một thương vụ” theo như Tresidder nói. Ông còn nhấn mạnh “Nếu bạn không hiểu, đừng đầu tư”.

5. Công ty chưa niêm yết

Những công ty chưa niêm yết không dành cho người mới bắt đầu, chúng được sinh ra là cho “accredited investors” – những người có đủ tiềm năng tài chính cũng như kinh nghiệm để xử lí khi có vấn đề xảy ra.

Những công ty như thế này thường không bị bắt phải tuân theo những quy luật và điều chỉnh được tạo ra để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư như những công ty đã niêm yết. Bởi vậy, trừ khi bạn là một chuyên gia đầu tư, bạn không nên đầu tư vào những thương vụ  như này.

Tresidder cũng khuyên bạn nên xác nhận lại với bên quản lí (VD như Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước) nếu bạn chưa chắc chắn về công ty mà mình đang đầu tư.

6. Lợi nhuận cao bất thường

Đương nhiên, đầu tư với lợi nhuận lớn hơn sẽ đồng nghĩa với rủi ro lớn hơn. Những thương vụ được cam kết với khoản lợi nhuận béo bở nên được cảnh giác. Các xu hướng tăng giảm thường dao động liên tục, bởi vậy một cổ phiếu với giá tăng liên tục bất thường thì thật quá “tốt” để đầu tư.

Không bao giờ nên tin vào lời hứa đem lại lợi nhuận lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Bởi lẽ lợi nhuận lớn bất thường chính là đặc điểm nổi bật nhất của các vụ lừa đảo, đó chỉ là một hình thức để cho bạn “cắn câu”.

Và đặc điểm nổi bật thứ hai đó chính là những cam kết về rủi ro thấp hay thậm chí là không có rủi ro. Thực tế thì đầu tư luôn luôn gắn liền với rủi ro. Bởi vậy, nếu bạn đang bị thuyết phục bởi những mánh khóe này thì hãy nhanh chóng tỉnh lại đi.

Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bạn lại chọn mua những cổ phiếu với giá rớt thê thảm, bởi chúng có thể xuống giá nữa hoặc đơn giản chỉ giữ nguyên thế.

Một dấu hiệu nhỏ nữa là khi giá trị cổ phiếu “bay” quá cao so với giá trị công ty. Lợi nhuận của một công ty sẽ được phản ánh đúng vào giá cổ phiếu của công ty đó, nên một công ty làm ăn không ra nhưng lại có giá cổ phiếu “bay” chót vót thật không ổn chút nào. Vậy nên lời khuyên là nên tìm hiểu kĩ càng về công ty cũng như cổ phiếu trước khi đầu tư vào nó.

Nguồn: sic/mns 

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề