fbpx

7 ngộ nhận của não bộ ảnh hưởng nặng nề lên quyết định đầu tư

Bộ não không chỉ khiến bạn đưa ra những quyết định phi lý trí trong tình yêu mà lắm lúc còn cả danh mục đầu tư của bạn nữa.

Hành vi tài chính là sự kết hợp giữa học thuyết về hành vi con người với lĩnh vực kinh tế/tài chính thông thường với mục đích giải thích tại sao một số quyết định bất hợp lý vẫn xảy ra hàng ngày trên thị trường. “Các nhà đầu tư đều “bình thường”, chứ không phải là lý trí,” theo lời của Meir Statman, một trong số các nhà tư tưởng hàng đầu về tài chính hành vi.
Giáo sư Meir Statman
Giáo sư Meir Statman, Santa Clara University
Hành vi tài chính dung hòa sự chênh lệch giữa giá trị theo lý trí và giá cả trị trường không theo lý trí. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang bùng nổ hiện nay. Hai bậc thầy đứng đầu trong lãnh vực hành vi tài chính bao gồm Yale ‘s Robert Shiller và GMO ‘s Jame Montier.
Một danh sách gồm bảy định kiến về hành vi tài chính ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư được biên soạn dưới đây. Đọc và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra tại sao bạn đã đưa ra những quyết định thảm hại đến như vậy.
Lưu ý: Tất cả những định nghĩa này được trích từ Hersh Shefrin: Tham lam và sợ hãi, phần được yêu cầu đọc trong chương trình giảng dạy cấp độ III của Viện CFA, năm 2009.

1. Các nhà đầu tư luôn ngộ nhận họ là những nhà đầu tư tuyệt vời – Quá tự tin 

Tự tin thái quá có thể là khái niệm hành vi hành tài chính rõ ràng nhất. Đó là khi bạn đặt quá mức sự tự tin vào khả năng thực sự để dự đoán kết quả đầu tư của bạn.
Những nhà đầu tư quá tự tin thường là người có năng lực hạn chế nên do đó dễ dàng thay đổi quyết định.

2. Nhà đầu tư tiêu hóa thông tin kém – Tâm lý giữ chặt

Đầu cơ giá cũng liên quan tới sự quá tự tin. Ví dụ bạn đưa ra một quyết định đầu tư ban đầu dựa vào thông tin sẵn có tại thời điểm đó. Sau đó bạn có được một số thông tin khác ảnh hưởng thiết yếu tới dự đoán ban đầu, nhưng thay vì tiến hành một kế hoạch nghiên cứu mới, bạn lại chỉ đem những cái cũ ra sửa lại.
Nếu bạn đang trong tình trạng đầu cơ giá, sửa đổi phân tích cái cũ sẽ không phản ánh đúng tình trạng hiện tại.

3. Sai lầm nối tiếp sai lầm – Tính đại diện

Khi một công ty công bố một chuỗi các thu nhập khủng trong quý, kết quả là bạn cũng giả định công bố thu nhập tiếp theo của công ty nhiều khả năng cũng rất tích cực. Sự lầm lẫn này rơi vào trong phạm vi hành vi tài chính khá rộng, nôm na gọi là đại diện. Khi bạn nghĩ sai về một thứ có nghĩa là sẽ tồn tại một thứ khác.
Một ví dụ khác về sự đại diện đó là một công ty làm ăn tốt chắc có cổ phiếu tốt.

4. Nhà đầu tư hoàn toàn ghét mất tiền – Hội chứng không chấp nhận thiệt hại

Hành vi tài chính

Ác cảm với thua lỗ, hoặc miễn cưỡng chấp nhận thua lỗ là điểm thua chí mạng. Ví dụ một trong những khoản đầu tư của bạn có thể bị rớt xuống 20% cho một lý do tốt. Quyết định tốt nhất có lẽ là nhìn nhận ra khoản lỗ và tiếp tụp tiến về phía trước. Bạn không thể cứu vãn tình thế tuy nhiên hãy nghĩ cổ phiếu đó sẽ có ngày trở lại.
Kiểu suy nghĩ này rất nguy hiểm vì nó thường dẫn đến sự gia tăng mất mát trong các khoản đầu tư của bạn. Hành vi này có phần giống với hành vi của một con bạc, đặt cược lớn với hy vọng gỡ gạc lại vốn ban đầu.

5. Nhà đầu tư gặp khó khăn khi muốn quên những ký ức buồn

Cách bạn làm việc/giao dịch trong tương lại thường bị ảnh hưởng bởi kết quả những vụ giao dịch trước đã xảy ra. Chẳng hạn như đã có lúc lợi nhuận từ cổ phiếu sau khi bán là 20%, rồi giá cổ phiếu đó tiếp tục tăng. Và bạn tự nhủ với bản thân rằng “Giá như mình kiên nhẫn đợi”. Hay có khi một trong những khoản đầu tư của bạn bị rớt giá, bạn bế tắc vì không thể bán chúng tại giá trị ban đầu của nó. Tất cả điều này dẫn tới cảm giác cực kỳ hối tiếc.
Tối thiểu hóa hối tiếc xảy ra khi bạn tránh đầu tư hoàn toàn hoặc đầu tư thận trọng bởi vì bạn không muốn cảm nhận sự hối tiếc.

6. Lệ thuộc vào cơ cấu

Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn được xác định thông qua tình trạng tài chính cá nhân, điểm sinh lời và quy mô của khoản đầu tư trong phạm vi danh mục đầu tư của bạn. Trạng thái phụ thuộc là một khái niệm liên quan đến khuynh hướng thay đổi mức độ chịu đựng chịu rủi ro dựa vào hướng đi của thị trường. Ví dụ khi bạn sẵn sàng chịu đựng rủi ro có thể dẫn đến thất bại khi thị trường xuống. Trái lại, khả năng chịu đựng rủi ro tăng khi thị trường đi lên.
Điều này khiến nhà đầu tư mua với giá cao nhưng bán giá thấp.

7. Nhà đầu tư rất giỏi biện minh – Cơ chế tự vệ

Đôi khi các khoản đầu tư của bạn bị rớt giá, tất nhiên đó không phải là lỗi của bạn, đúng không?Cơ chế bảo vệ trong hình thức biện minh có liên quan đến sự quá tự tin.  Và đây là một số lời biện minh thường gặp:
Giá như“: giá như chuyện không xảy ra, thì mình cũng không phải không đúng. Đáng tiếc là bạn không thể chứng minh điều ngược lại.
Gần đúng“: Nhưng đôi khi gần như vẫn là chưa đủ.
Nó chưa xảy ra“: Không may là “thị trường có thể kéo dài trạng thái bất hợp lý lâu hơn giới hạn tiền của chúng ta.”
Công cụ dự báo duy nhất“: Mắc một sai lầm không có nghĩa là bạn sẽ sai về tất cả thứ còn lại, điều này đúng chứ?
Nguồn: Businessinsider/ Phochungkhoan
 

 

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề