8 cặp thị trường “song sinh”: Sự tương đồng giữa các thị trường tài chính
Bạn có biết rằng các thị trường không hề hoạt động độc lập mà luôn có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 8 cặp thị trường “bất ly bất khí” và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau.
1/ Thị trường Kim loại và đồng AUD, NZD
Úc là nước sản xuất nguyên liệu thô lớn và có xu hướng hưởng lợi từ sự tăng trưởng của thị trường hàng hóa. AUD có xu hướng tăng giá so với các loại tiền tệ khác trong những chu kỳ như vậy. Trong khi đó nền kinh tế của New Zealand lại có mối quan chặt chẽ với nền kinh tế của Úc. Và hai nước này cũng chính là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc. Chính vì thế nên khi giá các mặt hàng kim loại như Vàng, đồng, thép, sắt tăng, giá của 2 đồng tiền này cũng có thiên hướng tăng theo
2/ Dầu thô, đồng CAD, FTSE-100 và giá đồng
Canada là một nước xuất khẩu dầu lớn và nền kinh tế của nó gắn liền với chu kỳ của thị trường hàng hóa cũng giống như 2 đồng tiền phía trên. Chỉ số cổ phiếu FTSE-100 có các cổ phiếu khai thác và hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng bị ảnh hưởng theo chiều hướng giảm khi thị trường hàng hóa yếu, hay nói cách khác là giá hàng hóa giảm!
3/ Yên Nhật và thị trường hàng hóa
Nhật Bản là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu thô và các ngành công nghiệp của nước này rất nhạy cảm với những chi phí này. Giá hàng hóa tăng có xu hướng tiêu cực đối với đồng yên.
4/ Kim loại công nghiệp và lãi suất của các NHTW toàn cầu
Giá nguyên liệu thô tăng thường báo hiệu lạm phát gia tăng, và do đó thường cũng sẽ báo hiệu việc các NHTW toàn cầu nâng lãi suất sẽ được nâng cao hơn. Các bạn hãy để ý giá của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp nhé, để chúng ta có thể bắt được thời điểm các NHTW nâng lãi suất đồng loạt, từ đó có phương án giao dịch phù hợp!
5/ Giá dầu thô và giá đồng
Dầu mỏ và kim loại công nghiệp có mối tương quan thuận (Giá dầu và giá đồng thường tăng cùng nhau)
6/ Giá cổ phiếu và trái phiếu
Giá cổ phiếu và giá trái phiếu có xu hướng dịch chuyển cùng nhau. Ví dụ: S&P 500 và trái phiếu kho bạc Mỹ 30 năm. Theo J.Murphy, mối quan hệ này đảo ngược trong môi trường giảm phát.
7/ Trái phiếu và hàng hóa
Khi giá hàng hóa tăng thì giá trái phiếu có xu hướng giảm vì đây là dấu hiệu của lạm phát. Khi hàng hóa giảm thì giá trái phiếu có xu hướng tăng.
8/ AUD, NZD, CAD và lãi suất
Lãi suất toàn cầu tăng và thị trường hàng hóa cũng tăng là một yếu tố tích cực đối với AUD và NZD
Trên đây là 8 mối quan hệ tương quan giữa các thị trường chính với nhau. Hy vọng nó hữu ích với cả nhà.
Hoai An Le (Theo Traderviet)
Có thể bạn quan tâm