fbpx

9 BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH TRƯỚC TUỔI 30

Bạn 30 tuổi và vẫn gặp phải tình trạng bất ổn về tài chính? Khi thì quá dư giả, khi thì lại thiếu thốn? Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi trạng thái đó? Làm thế nào mà bạn vẫn có thể đủ tiền mua căn nhà hay xe ô tô mà không cần phải sống quá tiết kiệm ? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Những người dưới tuổi 30 ít khi nghĩ đến việc làm sao để có được sự ổn định tài chính cá nhân khi về hưu. Xét cho cùng, với những mối lo toan ở độ tuổi này như mua xe, mua nhà và lập gia đình, thật khó để họ nghĩ đến chuyện tiết kiệm cho cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, không như nhiều người nghĩ, đảm bảo tài chính cho tương lai không có nghĩa là bạn phải ki cóp tới mức thiếu thốn. Ngoài ra, việc đạt được mục tiêu này có thể đem lại cho bạn một số lợi ích trước mắt, bởi sự bấp bênh về tài chính có thể gây ra những căng thẳng nghiêm trọng, thứ mà những người ở độ tuổi 20 đã phải chịu quá đủ.

Vậy, liệu bạn có thể đạt được sự đảm bảo lâu dài về tài chính mà không phải hy sinh các mục tiêu ngắn hạn không? Hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây để tìm câu trả lời thích đáng.

1. TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG

9 BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH TRƯỚC TUỔI 30

Hãy tận hưởng cuộc sống vui tươi ngay khi còn trẻ vì bạn sẽ chẳng còn mấy trò vui khi càng ngày càng có nhiều mối bận tâm sau này. Sự cân bằng giữa gia đình và bạn bè, cũng như giữa công việc với giải trí sẽ giúp bạn có được một cuộc sống thú vị, hạnh phúc và thành công. Về mặt tài chính, biết cách cân bằng giữa cuộc sống hiện tại và tương lai cũng là điều hết sức quan trọng. Bạn cần phải quyết định xem mình sẽ tiêu bao nhiêu cho hôm nay và bao nhiêu cho ngày mai. Tìm được sự cân bằng hoàn hảo là bước đi quan trọng đầu tiên để đạt được sự đảm bảo, ổn định về tài chính trong tương lai.

2. COI BẢN THÂN LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT

Kỹ năng, kiến ​​thức, và kinh nghiệm là những tài sản đáng giá nhất mà bạn có, vì với những yếu tố này chắc chắn bạn sẽ kiếm được những khoản thu nhập đáng kể trong tương lai, vượt xa bất kỳ một khoản tiết kiệm hay đầu tư nào. Do đó, để đạt được sự độc lập và ổn định về tài chính, hãy coi bản thân như một tài sản, và đầu tư vào bản thân để xây dựng một sự nghiệp sáng lạn trong tương lai. Bạn có thể tăng giá trị bản thân bằng cách làm việc thật chăm chỉ, liên tục trau dồi, nâng cao kỹ năng và kiến ​​thức, và đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp thật sáng suốt. Hãy nhớ, để đạt được sự ổn định tài chính, sống khắc khổ, chi li từng đồng một không phải là cách khôn ngoan.

3. THAY VÌ TIẾT KIỆM, HÃY LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Nghiên cứu đã chứng minh những người giàu có luôn là những người biết hoạch định tài chính cho tương lai. Và những nhà hoạch định tài chính thành công là những người biết hướng tới mục tiêu: họ thiết lập các mục tiêu và xây dựng kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó. Ví dụ, nếu bạn và gia đình còn nợ tiền học đại học, bạn nên thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch để thực hiện điều đó trong hai năm, hơn là chỉ nói suông và sẽ chẳng bao giờ trả được nợ. Do đó, hãy là một nhà hoạch định tài chính cho bản thân, biết đặt ra các mục tiêu và phát triển kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Thậm chí viết các mục tiêu ra giấy cũng sẽ giúp cho việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn. Nhớ rằng, luôn hướng tới mục tiêu và theo sát các kế hoạch đã đề ra chính là con đường giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của bản thân. Đây là một bước quan trọng để bạn đến gần hơn với sự ổn định và độc lập tài chính.

4. THIẾT LẬP CÁC MỤC TIÊU NGẮN HẠN ĐỂ HIỆN THỰC HÓA CÁC MỤC TIÊU DÀI HẠN

Cuộc sống luôn chứa nhiều bất trắc và rất nhiều thứ có thể thay đổi chỉ sau vài năm ngắn ngủi. Vì thế, việc xây dựng những kế hoạch dài hơi cho tương lai là bài toán tương đối khó giải đối với các nhà đầu tư trẻ.

Do đó, thay vì thiết lập các mục tiêu dài hạn, hãy dành thời gian xây dựng một loạt các mục tiêu nhỏ ngắn hạn. Ví dụ như cố gắng trả hết nợ tín dụng hoặc các khoản vay sinh viên trong thời gian vài tháng, hay trích ra một khoản lương hàng tháng cho quỹ hưu trí cá nhân. Bên cạnh đó, thiết lập các mục tiêu ngắn hạn giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp cũng là một ý tưởng không tồi. Hãy nhớ rằng, những mục tiêu ngắn hạn tốt là những mục tiêu chính xác và có thể đo lường được. Bạn không thể chiến thắng một cuộc đua nếu đường đua ấy không có đích đến.

Khi đã đạt được các mục tiêu ngắn hạn nào đó, hãy thiết lập tiếp các mục tiêu ngắn hạn khác, có thể là mua nhà, mua xe hoặc thăng chức. Liên tục thiết lập và đạt được các mục tiêu ngắn hạn sẽ đảm bảo cho bạn vươn tới được các mục tiêu dài hạn. Bạn sẽ không thể kiếm được một triệu đô trước tuổi 40 mà không lần lượt kiếm được những khoản nhỏ hơn như 10.000, 50.000, hay 500.000 đô.

5. ĐỪNG BẬN TÂM ĐẾN KẾ HOẠCH NGHỈ HƯU

9 BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH TRƯỚC TUỔI 30
Khi mới ra trường, rất ít người nghĩ đến việc lập kế hoạch cho thời gian nghỉ hưu. Vì vậy, nếu bạn cần phải lên kế hoạch bây giờ, hãy quên nó đi. Nếu làm theo những lời khuyên còn lại, bạn không chỉ có được sự chuẩn bị và an toàn về tài chính trước mắt, mà còn sẵn sàng cho cả tương lai xa.

Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ, như tự động góp một phần lương hàng tháng vào các quỹ hưu trí như trợ giúp hưu trí doanh nghiệp hoặc quỹ hưu trí cá nhân, lãi kép sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn, giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.

Bằng cách làm này, bạn sẽ không phải lo lắng về số tiền mà bạn cần đóng góp vào quỹ hưu trí; điều quan trọng nhất là xây dựng và phát triển thói quen tiết kiệm. Rồi sau đó, mọi chuyện sẽ tự đi vào quy củ. Bạn có thể tăng khoản tiết kiệm nhiều hơn khi thu nhập của bạn đã tăng hoặc khi bạn đã đạt được nhiều mục tiêu tài chính ngắn hạn.

6. ĐẢM BẢO MỨC SỐNG LUÔN THẤP HƠN THU NHẬP

Nhiều sinh viên mới ra trường thường thấy dư dả tài chính trong vài năm đầu đi làm, đơn giản vì họ vẫn còn quen với cách chi tiêu tằn tiện từ thời sinh viên trong khi số tiền họ kiếm được hiện tại lớn hơn con số họ phải chi hàng tháng. Tương tự, nếu chi phí sinh hoạt của bạn luôn thấp hơn mức thu nhập mà bạn kiếm được, bạn sẽ luôn luôn có tiền dư thừa để trả nợ, đầu tư, tiết kiệm mua nhà, hoặc đạt được bất cứ mục tiêu tài chính nào khác mà bạn đặt ra.

Lý do nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn là do mức sống của họ thường vượt quá khả năng chi trả của bản thân, và phải thường xuyên vay mượn để chu cấp cho lối sống xa hoa của mình. Do đó, hãy nhớ đừng bao giờ đua đòi theo lối sống của người khác, vì một khi bạn đã quen với một mức sống nhất định, về mặt tâm lý, sẽ rất khó để bạn có thể hạ thấp nó.

7. TỰ TRANG BỊ CÁC KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Kiếm tiền là một chuyện, tiết kiệm và làm “tiền đẻ ra tiền” lại là chuyện khác. Đầu tư và quản lý tài chính là việc bạn cần học hỏi cả đời, vì có những quyết định khôn ngoan sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra. Và càng có nhiều kiến ​​thức và kinh nghiệm trong các vấn đề tài chính, bạn sẽ càng mắc ít sai lầm.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người giàu có luôn là người am hiểu về tài chính, vì họ có nhiều cơ hội hơn khi họ nhạy cảm với tiền bạc. Do đó, dành thời gian và công sức tìm hiểu về đầu tư và tài chính cá nhân là chìa khóa giúp bạn thành công trong suốt cuộc đời.

8. NẮM BẮT CƠ HỘI: MẠO HIỂM THÔNG MINH

Dám mạo hiểm thông minh khi còn trẻ, ví dụ như chuyển công tác từ công ty lớn sang một công ty nhỏ mới thành lập nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, là một quyết định sáng suốt và thông minh về lâu về dài. Bạn có thể mắc sai lầm khi mạo hiểm, nhưng hãy nhớ, sai lầm là bài học cho sự khôn ngoan. Thực tế, bạn có thể học được nhiều điều từ sai lầm hơn là từ thành công. Hơn nữa, bạn sẽ dễ dàng vượt qua thất bại khi còn trẻ hơn là khi đã đứng tuổi, vì bạn không phải gánh vác nhiều trọng trách gia đình như trả nợ thế chấp hay tiết kiệm cho con cái đi học. Mạo hiểm thông minh khi có thể là yếu tố quan trọng để vươn lên về mặt tài chính. Ngược lại, hãy ở trong “vùng an toàn” nếu bạn chỉ muốn đủ ăn qua ngày.

9. TIỀN VAY CHỈ NÊN DÙNG ĐỂ ĐẦU TƯ

Như đã đề cập bên trên, vay tiền để chu cấp cho một cuộc sống mà bạn không đủ khả năng chi trả là điều hết sức dại dột và là ý tưởng tồi tệ. Vay mượn thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có tiền để đầu tư và tiết kiệm, trong khi lãi vay chỉ càng làm cho cuộc sống của bạn thêm khốn đốn.

Cách khôn ngoan nhất là hãy dùng tiền đi vay vào đầu tư vì khi đó lãi đầu tư sẽ lớn hơn lãi vay, và bạn có thể thanh toán dần dần khoản vay đồng thời vẫn kiếm được lợi nhuận. Bạn có thể đầu tư đúng nghĩa (như mua cổ phiếu, trái phiếu, v.v…) hoặc đầu tư cho chính bản thân như nâng cao trình độ văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, thành lập công ty hoặc mua nhà cửa. Trong những trường hợp này, việc vay mượn sẽ trở thành đòn bẩy giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn. Ngược lại, vay mượn chỉ để đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn hoàn toàn phản tác dụng.

LỜI KẾT

Đạt được sự độc lập tài chính là mục tiêu mà hầu hết mọi người đều phấn đấu. Tuy không dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này nếu bạn hiểu được các ưu tiên của bản thân, biết thiết lập các mục tiêu có thể đạt được và thực hiện các bước thích hợp để tiếp cận chúng.

Nguồn: Saga

 

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề