Con hào kinh tế (Moat) và các dạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Con hào kinh tế (Moat) là thuật ngữ được Warren Buffett – Nhà đầu tư huyền thoại sáng chế ra trong quá trình chọn lọc cổ phiếu của mình.
Thuật ngữ “Con hào kinh tế” – Moat
Ông liên tưởng doanh nghiệp như một thành trì cần có hào lũy bao quanh để thêm vững chắc. Con hào kinh tế mà Buffett nói đến chính là nhưng lợi thế cạnh tranh lâu bền (sustainable competitive advantages) của công ty đó.
Có một câu chuyện như sau: Giả sử có hai con ngựa đua, một con tên Khỏe có thành tích về nhất nhiều lần; một con tên Bệnh có thành tích dưới mức trung bình. Bỗng một hôm cả hai con đều mắc dịch cúm ngựa, không thể thi đấu suốt một năm trời. Giá trị của chúng chỉ còn được tính theo giá thịt ngựa mà thôi. Nếu bạn muốn mua bạn sẽ chọn mua con ngựa nào? Chắc chắn là con tên Khỏe, vì nó không chỉ có khả năng bình phục nhanh hơn con Bệnh, mà nó còn có khả năng thắng giả trở lại nữa. Còn con Bệnh dù có bình phục trở lại cũng chỉ có thể đem làm khô ngựa hoặc cho thuê cưỡi chụp ảnh mới mong kiếm được chút lời mà thôi.
Buffett cũng vậy, ông cũng chia các công ty ra làm hai loại: Loại công ty có nền kinh tế èo uột và loại công ty có khả năng bán được sản phẩm hay dịch vụ của mình với giá cạnh tranh mà Buffett gọi là có lợi thế cạnh tranh lâu bền. Một công ty có lợi thế cạnh tranh lâu bền thường bán ra những sản phẩm hay dịch vụ có nhãn hiệu ( brand-name product or service) chiếm một vị thế đặc quyền ( priviledged position) ít bị hoặc không bị cạnh tranh, gần như là độc quyền (monopoly) vậy. Nhờ sự nổi tiếng và gần như độc quyền, công ty có thể nâng giá sản phẩm và do đó làm tăng doanh thu một cách dễ dàng. Tiềm năng phát triển của các công ty này rất lớn và lâu bền; công ty cũng ít bị thăng trầm nên có thể chịu đựng qua sóng gió của những lời đồn đoán trên thị trường cổ phiếu.
Các dạng của lợi thế cạnh tranh
– Cạnh tranh về giá sản phẩm: Đây là dạng mong manh nhất của lợi thế cạnh tranh vì nó để lại cánh cửa mở cho đối thủ cạnh tranh để phù hợp giá cả. Tuy nhiên, khi kết hợp với quy mô lớn của công ty, nó là một lợi thế khó để vi phạm. Wal-Mart là ví dụ rõ ràng của loại hình lợi thế này, nơi mà các công ty sử dụng vị thế của mình để mặc cả (hoặc buộc trong một số trường hợp) giá ưu đãi từ các nhà cung cấp bán lẻ khác. Chiến lược này chỉ thành công nếu các công ty hoàn toàn có thể kiểm soát các chi phí khác và quy mô lớn hơn đối thủ cạnh tranh.
– Gây “khó khăn” cho khách hàng nếu muốn thay đổi sang sản phẩm, dịch vụ khác: Nếu khách hàng muốn chuyển sang một sản phẩm khác sẽ mất thời gian chuyển đổi, gặp nhiều phiền toái thậm trí là mất khoản chi phí khá lớn vì hạ tầng không đồng bộ với đối thủ cạnh tranh.
– Kìm hãm, gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh: Nếu đối thủ cạnh tranh muốn chạy đua với sản phẩm của mình thì phải mất công sức cũng như chi phí lớn, ví dụ như sở hưu các bằng sáng chế hoặc bản quyền liên quan đến sản phẩm cạnh tranh,
– Cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu sản phẩm hoặc hàng cao cấp: Chất lượng và thương hiệu hoặc sản phẩn cao cấp là một lợi thế rất lớn dù đôi khi nó khiến thị phần bị thu hẹp.
Buffett luôn muốn sở hữu những công ty có những lợi thế cạnh tranh cao có lợi nhuận và doanh thu lớn hoặc có một trong hai đặc điểm ấy. Ông không muốn sở hữu những công ty trong ngành có sự cạnh tranh về giá cả, vì chúng it có khả năng hồi phục sau khi rớt giá bởi những tin xấu, tin đồn của thị trường cổ phiếu; Những công ty này cũng không thể kiếm lời nhiều nên khó lòng phát triển trong trường kỳ.
Nguồn: ruleoneinvesting.com
Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town
(đầu tư theo phong cách của Warren Buffett và Charlie Munger)