Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nhận “cú giáng” nặng nề và bài học về sự chủ quan
Liệu sự suy giảm kinh tế nặng nề của các “đối thủ” nước ngoài sẽ mang về chiến thắng huân hoan cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ?
1. Tư tưởng cạnh tranh làm xao nhãng tầm nhìn dài hạn về thị trường chứng khoán Hoa Kỳ
Phương tiện truyền thông luôn có thể “bẻ cong” tư tưởng của chúng ta, điển hình là cho tới tận bây giờ, những nước đã phát triển vẫn luôn được đặt lên bàn cân để so sánh dựa trên tình hình phát triển kinh tế.
Dù không ai công khai thể hiện ý kiến nhưng giới truyền thông vẫn luôn “thổi phồng” về những cuộc chiến “ngầm” nhằm so sánh và thể hiện vị thế của các nước trên thế giới với nhau.
Ví dụ:
Nếu đặt ngữ cảnh trong một cuộc thi thể thao như bơi lội, điền kinh hay bóng đá… thì nếu đối thủ của bạn gặp bất lợi thì đó lại là lợi thế cho bạn dành chiến thắng.
Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán thì việc các thị trường khách gặp ảnh hưởng không thực sự đồng nghĩa với việc thị trường của bạn sẽ giành lấy lợi thế.
“Những sự kiện chính trị này đã hé lộ dần dần sau khi thị trường tăng giá bắt đầu vào năm 1982. Và những năm sau khi thị trường tăng giá, chúng ta chứng kiến sự suy giảm của thị trường Nhật Bản sau năm 1989, cuộc suy thoái kinh tế kéo dài ở Nhật Bản và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 trùng hợp với sự bùng nổ mạnh mẽ chưa từng có của thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu thiên niên kỷ mới.”
Trích “Lạc Quan Tếu”
Có thể, sự trùng hợp này đã khiến các nhà đầu tư lúc bấy giờ lầm tưởng rằng thị trường Hoa Kỳ đang trên đà tăng trưởng. Thực tế Robert Shiller lại cho rằng:
“Những sự kiện nước ngoài này có thể được coi là tồi tệ đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vì đây là điềm báo cho những điều tồi tệ sẽ đến đất nước này.”
Trích “Lạc Quan Tếu”
2. Tình hình của nền chứng khoán Mỹ có nằm trong dự đoán của Shiller?
Giai đoạn từ 1999 – 2000, thị trường chứng khoán đón nhận sự tăng trưởng mạnh vượt qua mức kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Sự kiện bong bóng dot.com là một trong những dấu ấn đáng nhớ nhất trong lịch sử giao dịch chứng khoán.
Các nhà đầu tư lúc bấy giờ đã đổ tiền vào các công ty công nghệ có hậu tố “.com” mà không cần quan tâm về việc liệu công ty đó có tiềm năng tăng trưởng hay kế hoạch kinh doanh của họ có thực sự hiệu quả?
Trên hết, các nhà đầu tư đã quên nguyên tắc cơ bản nhất là chính đánh giá giá trị thực sự của công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Kết quả là:
Cuối năm 2002, bong bóng vỡ – mộng cũng tan, thực tế thì hết sức phũ phàng. Hàng loạt các công ty công nghệ lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số công ty internet đã buộc phải phá sản.
Lời cảnh báo của Robert Shiller đã được kiểm chứng. Dù gần 10 năm trôi qua, sự kiện bong bóng “dot.com” vẫn còn ám ảnh trong tiềm thức của nhiều nhà đầu tư.
Tạm Kết
Một nhà đầu tư muốn thành công thì luôn phải dè chứng trước việc tâm lý bị xáo trộn bởi những yếu tố bên ngoài rồi đưa ra các quyết định sai lầm.
“Lạc Quan Tếu” đã cung cấp một góc nhìn rất chi tiết về việc vì sao đại đa số các nhà đầu tư vẫn dẫm vào “vết xe đổ” quen thuộc dù cho họ có vẻ luôn hành động dựa trên lý trí của mình.
Robert J. Shiller đã chia sẻ và khai mở tư duy qua góc nhìn và sự phân tích tâm lý chuyên sâu về thị trường chứng khoán nên cho dù bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm thì cũng đừng bỏ qua tác phẩm để đời này.
Tác giả: Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Nhận diện SIÊU BONG BÓNG
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán